Dán tem nhận diện rau an toàn

31-10-2012 17:28 | Thời sự
google news

Sản xuất rau an toàn (RAT) giúp nâng cao thu nhập cho nông dân và cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn.

(SKDS) - Sản xuất rau an toàn (RAT) giúp nâng cao thu nhập cho nông dân và cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, dù nhu cầu sử dụng lớn, sản lượng RAT chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng RAT vẫn mất giá. Nguyên nhân chủ yếu là do người tiêu dùng chưa có niềm tin vào RAT. Để khẳng định chất lượng RAT, mới đây Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai dán tem nhận diện, truy xuất nguồn gốc cho RAT.

Duyên Hà là vùng rau lâu đời của Thủ đô, người dân ở đây không có nghề phụ, đời sống chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp nhưng do là vùng bãi nên không có đất cấy lúa mà chỉ chuyên sản xuất rau, màu. Từ năm 1993, Duyên Hà đã được Sở Khoa học công nghệ môi trường Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.
 
Tuy nhiên, nghề trồng rau ở đây vẫn chưa bài bản, chưa thực hiện đúng quy trình, tiêu thụ bấp bênh. Từ năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật đã đầu tư và hỗ trợ, chỉ đạo trực tiếp phát triển vùng RAT ở đây, cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn, tập huấn cho nông dân sản xuất RAT theo quy trình. Đến năm 2010, vùng rau Duyên Hà chính thức được cấp giấy chứng nhận RAT và được đầu tư xây dựng nhà sơ chế.
 Trồng rau an toàn ở Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội). Ảnh: Thanh Mai

Tem nhận diện ART được in chữ "ART Hà Nội" ở giữa, trên tem có logo của ngành nông nghiệp Hà Nội và hình cây rau bắp cải. Mỗi cơ sở, doanh nghiệp, HTX được cấp một mã số mã hóa tên cơ sở sản xuất và một con dấu khắc mã số để dập lên tem nhận diện hằng ngày. Bảng tra cứu mã số các cơ sở được công khai trên sàn giao dịch rau quả và thục phẩm an toàn. Tem được dán vào từng bao, gói, mớ rau khi bán ra thị trường, cả bán buôn và bán lẻ.
Tuy nhiên, hầu hết lượng rau sản xuất ra đều được người dân mang đến các chợ đầu mối tiêu thụ. Đây cũng là thực trạng chung với nhiều vùng rau khác. Nhiều công ty muốn đặt mua RAT song dường như người tiêu dùng vẫn chưa tin tưởng vào chất lượng rau do không có tem mác. Chính vì thế, từ đầu tháng 10 này khi RAT Duyên Hà được dán tem nhận diện và được tiêu thụ qua các công ty, nông dân Duyên Hà mới phần nào yên tâm sản xuất.

Tem nhận diện RAT được in chữ “RAT Hà Nội” ở giữa, trên tem có logo của ngành nông nghiệp Hà Nội và hình cây rau bắp cải. Mỗi cơ sở, doanh nghiệp, HTX được cấp một mã số mã hóa tên cơ sở sản xuất và một con dấu khắc mã số để dập lên tem nhận diện hằng ngày. Bảng tra cứu mã số các cơ sở được công khai trên sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn. Tem được dán vào từng bao, gói, mớ rau khi bán ra thị trường, cả bán buôn và bán lẻ.

Hiện Hà Nội có 56 điểm sản xuất RAT với diện tích 3.800ha, sản lượng 280.000 tấn/năm. Nếu dán tem cho diện tích RAT này cần 200 - 250 triệu con tem, việc quản lý tem sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Tem nhận diện sẽ do một đơn vị hợp đồng in, số lượng được đặt in sẽ khớp với lượng rau xuất bán, tem được in công nghệ cao, tránh làm giả. Theo lộ trình, năm 2012 - 2015, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ từng bước kiểm soát, khuyến khích việc dán tem nhận diện RAT trên cơ sở tự nguyện đăng ký tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp, HTX.

Từ năm 2014 trở đi, sẽ tiến tới quy định việc dán tem nhận diện RAT là yêu cầu bắt buộc để quản lý nhằm cung cấp RAT cho thị trường Hà Nội.   

  Huyền Thu


Ý kiến của bạn