Dẫn con vào thế giới ngụ ngôn La Fontaine

02-06-2017 11:04 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - « La Fontaine trong mắt thiếu nhi » là chương trình do Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam và Câu lạc bộ Sách ơi mở ra tổ chức vào 15 giờ ngày thứ Bảy, 3/6/2017 tại 24 Tràng Tiền, Hà Nội

TRUYỆN NGỤ NGÔN LA FONTAINE

Jean de La Fontaine (1621-1695) xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp công chức tư sản tỉnh lẻ.  Thời trẻ, ông từng được giao quản lý sông và rừng ở Château-Thierry cho triều đình trong 20 năm, do đó có tiếp xúc gần với thiên nhiên và cuộc sống dân dã. Đó chắc chắn là vốn sống trong những truyện ngụ ngôn của ông sau này.

Jean de La Fontaine (1621-1695)

35 tuổi La Fontaine bắt đầu viết văn và vinh quang đích thực đến với ông sau tập đầu của Truyện ngụ ngôn vào năm 1668.  Tuy nhiên, trong khi các nhà văn khác rất chịu khó quảng bá tác phẩm như tổ chức các buổi đọc, cho phép sao chép, lưu chuyền, xuất bản… thì La Fontaine lại hết sức lặng lẽ, thậm chí khi đã cho công bố và đạt được thành công đáng kể, ông vẫn nhanh chóng chuyển hướng sang các thể loại khác như văn vần, kịch.

Bìa một cuốn truyện ngụ ngôn của La Fontaine (xuất bản ở nước ngoài)

La Fontaine hiểu rằng văn chương hữu ích luôn phải có tác dụng giải trí. Quy tắc của mỹ học cổ điển thì ngụ ngôn có thiên hướng răn dạy. Để trẻ con có thể tiếp thu được những bài học đạo đức, xã hội thì trước tiên chúng cần phải thấy thú vị với tác phẩm. Bởi thế ngụ ngôn được viết dưới dạng văn vần, được coi như một sáng tạo của La Fontaine. Lối kể chuyện mềm mại, sống động nhờ các đoạn đối thoại trực tiếp, những chú giải cặn kẽ về chuyển động hoặc chi tiết quang cảnh. Trong mắt La Fontaine, xã hội loài người giống như một khu rừng, ở đó, con người, dù ngụy trang dưới hình hài con vật được nhân cách hóa, luôn mang sẵn một bản chất không ai thay đổi nổi, khôn ngoan nhất là tìm cách mà thích nghi. Song không vì thế mà không được đòi hỏi quyền con người.

Minh họa tác phẩm Chó sói và cừu của La Fontaine

Người Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đã được biết đến ngụ ngôn của La Fontaine qua bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh, Đỗ Thận, Hoàng Cảnh Tuấn… và về sau này là nhiều bản dịch khác nữa, trong đó có bản dịch của Nguyễn Trinh Vực. Với 38 bài thơ được chuyển ngữ dưới nhiều thể thơ khác nhau, đa dạng tự do không kém gì tinh thần từ các câu thơ gốc, kèm minh họa lạ, thú vị và độc đáo của họa sĩ Mạnh Quỳnh, tuyển tập Thơ ngụ ngôn La Fontaine này xứng đáng được tái bản và đón nhận.

CHƯƠNG TRÌNH

STT

Tiết mục

Người biểu diễn

1

Đọc diễn cảm:

- Chó sói giả người chăn cừu

- Nguyện ước của chim công

CLB Sách ơi mở ra

2

Nhạc kịch Kiến và Ve sầu

CLB Happy House

3

Kịch nói Thuật dùng binh của Vua Sư tử

CLB Sách ơi mở ra

4

Trình diễn thời trang

Học sinh trường THCS Lương Thế Vinh và CLB Sách ơi mở ra

5

Hùng biện

CLB Sách ơi mở ra

6

Nhạc kịch Cuộc chiến rừng xanh

Học sinh trường THCS Lương Thế Vinh




Võ Hồng Thu
Ý kiến của bạn