Hà Nội

Dầm mình dưới đầm cào ốc mưu sinh mùa… COVID-19

12-10-2021 06:08 | Xã hội
google news

SKĐS - Bất kể sự khắc nghiệt của thời tiết, hàng loạt người dân khó khăn ở Ninh Thuận vẫn dầm mình xuống đầm nước mặn Cà Ná (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) để cào từng con ốc mưu sinh.

Những phận đời từ muôn nẻo mưu sinh "rồng rắn" nhau về quêNhững phận đời từ muôn nẻo mưu sinh 'rồng rắn' nhau về quê

SKĐS - Trên “con ngựa sắt”, những "phượt thủ bất đắc dĩ" đã vượt hàng nghìn cây số từ các tỉnh phía Nam trở về quê hương. Chuyến xe ấy không chỉ chở nặng người, hàng hóa mà còn chất đầy ưu tư của những phận đời tha hương cầu thực phải trở về trong hoàn cảnh không như mong muốn.

Cào ốc để mua gạo, quần áo ở Ninh Thuận

Đã nhiều năm nay, chính những mẻ ốc được cào lên từ đầm nước mặn Cà Nà đã nuôi sống bao phận người, nhất là lao động nghèo.

Như thường lệ, hàng ngày, khi nước rút xuống, người dân từ nhiều địa phương ở Ninh Thuận lại rủ nhau cầm theo dụng cụ và dầm mình dưới nước nhiều giờ liền để cào ốc dơi, ốc quắn...

Dầm mình dưới đầm cào ốc mưu sinh mùa…COVID-19 - Ảnh 2.

Dầm mình cào ốc từ sáng sớm

Tuy vất vả mưu sinh nhưng nghề cào ốc đã trở thành nghề chính để kiếm miếng cơm manh áo của người dân, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 còn đang hiện hữu.

Ông Nguyễn Năm, bao năm gắn bó với nghề cào ốc thổ lộ: Có khi cào được rổ ốc là đôi tay cũng nhăn nheo và tê cứng hết. Để tránh bớt nắng nóng, mặt trời vừa ló rạng đã có hàng chục người lội ra giữa đầm ngụp lặn để cào ốc.

Nhiều người ban đầu ngụp lặn chưa quen về nhà nổi ngứa khắp người. Mắt đỏ lừ và tai cứ ù đi vì nước ập vào, nhưng rồi cứ làm mãi thành quen.

Dầm mình dưới đầm cào ốc mưu sinh mùa…COVID-19 - Ảnh 3.

Ốc được cào lên

Chiếc cào ốc của những người dân nơi đây được làm bằng khung sắt có nhiều hình khác nhau như: Hình chữ nhật hoặc hình tròn rộng khoảng 0,2m, dài khoảng 0,8m, được hàn gắn từ những thanh sắt to như ngắn tay, cào tiếp xúc trực tiếp đáy đầm. Gắn với khung sắt là một chiếc bao lưới.

Khi cào, người ta cho cào ngập sâu xuống đáy sông rồi kéo lê từ khoảng 5-7m và nhấc lên, rồi trút những thứ mắc trong bao lưới vào những chiếc thau nhựa được thả bồng bềnh trên mặt nước như những chiếc phao. Sau đó, dùng một chiếc rổ nhựa đãi, sàng, rửa bùn, cát và rong rêu cho đến khi trong rổ đọng lại hàng trăm con ốc với đủ kích thước, đổ vào chiếc bao tải, đưa vào bờ bán cho các thương lái. 

Vào thời điểm đầu tháng 10/2021 này, ốc được bán với giá 1.900 đồng - 2.000 đồng/kg. Mỗi ngày như vậy một người có thể kiếm được 170.000 – 250.000 đồng. Tuy nhiên cũng có những hôm thời tiết bất thường như mưa to, ốc cào được ít hơn.

Giấc mơ nhọc nhằn từ cào ốc

Từ những ngày dài ngâm mình dưới nước sâu, có hôm đục ngầu để cào ốc nhiều người nuôi giấc mơ sẽ tạo lập đời sống cho thế hệ con em mình tốt hơn. Ông Hồ Hữu Hùng (ngụ TP.Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận) chia sẻ: Mình chịu cơ cực để tích cóp để lo cho con cháu. Tôi sống xa Đầm nước mặn Cà Ná nên mỗi sáng phải di chuyển hơn 10km để làm công việc cào ốc mưu sinh.

Dầm mình dưới đầm cào ốc mưu sinh mùa…COVID-19 - Ảnh 5.

Nhọc nhằn cõng những bao ốc lên bờ

Nhiều người cũng phải vượt quãng đường xa như ông Hùng. Vào những ngày nắng to, từ đầm về nhà quần áo người dân ướt sũng cũng kịp khô.

"Ninh Thuận là địa phương gần như nắng quanh năm. Chúng tôi bắt đầu đi làm từ lúc 5h30 sáng đến khoảng 11h30 trưa thì về. Ai siêng năng thì có thể làm đến chiều. Để bắt được ốc, mình phải thành thạo nhiều thao tác. Ví như cào xong phải sàng, đãi cho chuẩn để bùn, rêu nhanh được loại ra. Vì là bán cả bao một nên giá quá rẻ. Nhưng nếu đi bán lẻ ở các chợ thì tiền thuê chỗ ngồi cũng cao"- ông Hồ Hữu Hùng bộc bạch.

Dầm mình dưới đầm cào ốc mưu sinh mùa…COVID-19 - Ảnh 6.

Chờ thương lái đến mua

Theo các thợ cào ốc, nghề này nếu ai không thực sự chịu khổ, chịu khó thì không bám trụ được. Cứ ngụp lặn suốt ngày nhưng cũng chỉ đủ tiền trang trải qua ngày, mua sách vở cho con cái. Nhưng trong mùa dịch có ốc để đi cào ốc đi bán là hạnh phúc rồi.

Mời xem Video được quan tâm: Ngư dân chuẩn bị ra khơi mưu sinh

Ngư dân chuẩn bị vươn khơi


Thu Huyền
Ý kiến của bạn