Hà Nội

Đám cưới 3D cổ tích của cặp đôi Ấn Độ thời COVID-19

24-01-2022 21:09 | Quốc tế
google news

SKĐS - Do đại dịch, ở Tamil Nadu, đám cưới chỉ được phép mời 100 khách. Tuy nhiên, cặp đôi Ấn Độ mời 2.000 khách tham dự trực tuyến. Đám cưới 3D với không gian ảo là tòa lâu đài lấy cảm hứng từ ngôi trường phép thuật Hogwarts trong Harry Potter.

Miếng dán vi kim 3D vaccine COVID-19, giải pháp tiêm chủng mớiMiếng dán vi kim 3D vaccine COVID-19, giải pháp tiêm chủng mới

SKĐS - Các nhà khoa học đã chế tạo ra một loại miếng dán vi kim vaccine COVID-19, được in theo công nghệ 3D. Miếng dán này có thể dùng như một giải pháp thay thế kim tiêm để tránh gây đau cho bệnh nhân.

Do tác động của đại dịch COVID-19, đặc biệt trước sự dễ lây lan của biến thể Omicron, nhiều gia đình trên khắp Ấn Độ đã phải hoãn hoặc tổ chức đám cưới đơn giản và mời ít khách hơn so với thông thường.

Ở Ấn Độ, đám cưới là một dịp trọng đại, mang ý nghĩa linh thiêng nên theo truyền thống thường được tổ chức rất linh đình, mời nhiều khách và kéo dài tới vài ngày. Quy mô theo truyền thống không khác gì một lễ hội thu nhỏ với nghi lễ vẽ Henna cho cô dâu, bôi nghệ cho cô dâu chú rể, tiệc liên hoan,....

Một cặp đôi Ấn Độ đã nghĩ ra một ý tưởng mới để có thể tha hồ mời khách đến dự đám cưới với số lượng không giới hạn bằng đám cưới ảo. Khi đăng nhập tham gia đám cưới, khách mời sẽ được chìm vào   không gian lâu đài phép thuật trong truyện Harry Potter. Bữa tiệc cưới có một không hai với chủ đề Hogwarts sẽ giúp các bạn bè của cô dâu chú rể tha hồ đắm chìm trong tiệc cưới cổ tích.

Đám cưới cổ tích 3D của cặp đôi Ấn Độ thời COVID-19 - Ảnh 2.

Do dịch bệnh COVID-19 hạn chế lượng khách mời tham dự, chú rể Padmavathi and cô dâu Janaganandhini quyết định sẽ tổ chức đám cưới ảo với không gian 3D .

Cặp đôi Dinesh Sivakumar Padmavathi và Janaganandhini Ramaswamy từ Tamil Nadu đã mời 2.000 khách tới dự đám cưới cổ tích chủ đề lâu đài Hogwarts vào tháng tới. Cô dâu chú rể vốn là fan hâm mộ của Harry Potter. Các bạn bè khách khứa của cô dâu chú rể có thể tham dự đám cưới qua iphone, iPad hoặc laptop.

"Do đại dịch, một lễ tiếp đón thực sự với đông người tham dự là điều không thể." chú rể Padmavathi cho biết. "Vì vậy, chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới 3D ảo (metaverse)".

Metaverse là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả không gian 3D ảo mà người sử dụng có thể tham gia và tương tác. Chú rể 24 tuổi là người say mê blockchain và tiền điện tử, anh này làm việc với nền tảng khởi nghiệp TardiVerse để tạo ra không gian lâu đài 3D lấy cảm hứng từ trường phép thuật Hogwarts trong bộ phim và truyện Harry Potter.

Một lễ cưới chính thức sẽ được tổ chức thật trước mặt các bạn bè thân thiết và họ hàng ở ngôi làng Ramaswamy, huyện Krishnagiri ở Tamil Nadu. Nhưng sau đó, cô dâu chú rể cũng sẽ truy cập để tham dự nghi lễ ảo. Chi phí để thiết kế đám cưới không gian 3D ảo này tốn 150.000 rupee (tương đương 2.016 USD).

Trong vòng 1 tiếng, cặp đôi mới cưới sẽ đưa du khách khám phá lâu đài, giúp họ thay trang phục phù thủy cho avatar (ảnh đại diện) đăng nhập của bản thân.

Đám cưới cổ tích 3D của cặp đôi Ấn Độ thời COVID-19 - Ảnh 4.

Avatar của cô dâu và chú rể do metaverse tạo nên. Khách mời tham gia trực tuyến đều có thể tương tác, chọn trang phục cho avatar của mình.

Ngoài việc có thể mời cả khách từ phương xa tới tham dự, lễ cưới 3D còn mang một ý nghĩa đặc biệt, bởi cả người cha quá cố của cô dâu cũng có thể xuất hiện trong nghi lễ.

"Người cha của vợ sắp cưới của tôi đã qua đời vào tháng 4 năm ngoái", chú rể Padmavathi chia sẻ. "Vì vậy, tôi tạo ra một avatar 3D giống với ngoại hình của ông, ông sẽ phù hộ cho tôi và vị hôn thê của tôi. Chỉ có đám cưới metaverse mới giúp chúng tôi làm được điều đó".

Chú rể Padmavathi tin rằng sự hiện diện của cha cô dâu trong đám cưới metaverse sẽ mang ý nghĩa đặc biệt và tạo cảm hứng cho các cặp đôi khác tại Ấn Độ.

Trên thế giới cũng ghi nhận những đám cưới metaverse diễn ra trong bối cảnh đại dịch. Trong số đó, một cặp đôi người Mỹ đã tổ chức đám cưới thật với quy mô ít khách mời sau đó là nghi lễ ảo qua nền tảng Virbela với đông khách khứa tham dự hơn.  Đây là đám cưới metaverse đầu tiên được tổ chức tại Ấn Độ.

Không chỉ thuyết phục được cô dâu tương lai vốn là một nhân viên IT về ý tưởng trên, Padmavathi cũng nhận được sự ủng hộ của bố mẹ anh về lễ cưới độc đáo chưa từng thấy này.

"Kể từ thời thơ ấu, tôi đã say mê nghiên cứu robot,... và năm ngoái, tôi đã làm việc trong lĩnh vực công nghệ blockchain và khai phá mã nguồn mở Ethereum.", chú rể tương lại tâm sự. "Vì vậy, gia đình hiểu rõ rằng tôi là người luôn đi theo công nghệ".

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?


Nguyễn Vân
theo CNN
Ý kiến của bạn