- Do yếu tố duy truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường, hoặc do người mẹ mắc bệnh trong khi mang thai.
- Béo phì ở trẻ: Là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường ở trẻ và nguy hiểm hơn, trẻ béo phì còn có thể mắc bệnh đái tháo đường typ 2 giống như người lớn.
- Thừa dinh dưỡng: Những trẻ ăn nhiều chất béo, nhiều đường dẫn đến thừa năng lượng và glucose máu tăng. Mặt khác, do thiếu vận động nên năng lượng thừa ngày càng nhiều và dẫn đến béo phì, đây cũng là nguyên nhân gia tăng bệnh đái tháo đường ở trẻ.
Thông thường, người mắc đái tháo đường typ 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.
Ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Làm gì khi trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?
- Lập cho trẻ một kế hoạch tập luyện để trẻ giảm cân khi trẻ bị béo phì.
- Thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu để bảo đảm glucose máu luôn ổn định. Nhằm giúp cho trẻ tránh được bệnh đái tháo đường và có một cuộc sống khoẻ mạnh.
- Trong giai đoạn trẻ đang phát triển cơ thể trẻ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cho trẻ tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều chất vitamin, chất sắt, acid folic.
- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn, không để trẻ sử dụng nhiều đồ ăn đông lạnh, không cho trẻ em dùng những thức ăn có chứa chất màu tổng hợp và đặc biệt không để trẻ dùng thức uống của người lớn và ăn quá thừa chất dinh dưỡng. Vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ăn cân bằng, vận động hợp lý
Để hạn chế tốt nhất bệnh đái tháo đường là áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho trẻ. Trẻ mắc đái tháo đường nên hạn chế bánh kẹo, sô - cô - la, nước cốt dừa, đặc biệt, không nên dùng nước ngọt có gas. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày vì nếu ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Đồng thời, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp.
Bên cạnh đó, chế độ vận động luyện tập thể dục thể thao đóng một vai trò quan trọng. Trẻ giảm được cân cũng có nghĩa là đã giảm được lượng đường trong máu.
Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm sử dụng những loại đường thay thế rất tốt cho người đái tháo đường nên trẻ đái tháo đường cũng không cần thiết phải kiêng đường hoàn toàn. Ngoài ra, nếu trẻ đái tháo đường buộc phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, trẻ có khả năng bị thiếu một số chất dinh dưỡng. Với những trường hợp này, nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung có nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho người thừa cân, béo phì và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
BS.Quý Nhân