Đời mấy khi ngờ đại gia cũng có lúc tuột dốc. Khi tới bước đường cùng, nhiều đại gia tìm đến cái chết như một cách để giải thoát cho mình.
Đại gia bất động sản Đà Nẵng tự tử bằng súng
Việc ông Mai Thanh H. (SN 1962), một trong những đại gia bất động sản giàu nhất nhì Đà Nẵng, dùng súng tự vẫn trong khách sạn đã khiến dư luận chấn động.
Sau khi xin nghỉ hưu sớm trong ngành công an, ông H. mở công ty riêng và nhanh chóng trở thành một đại gia trong ngành bất động sản tại Đà Nẵng. Vợ chồng ông H. sở hữu căn biệt thự hoành tráng trên đường Trần Nhân Tông (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà). Ngôi nhà này bấy lâu “nổi đình nổi đám” bởi ông H. còn thiết kế để làm quán cà phê H.H với nhiều cây cảnh đắt tiền.
Căn biệt thự của vợ chồng ông H, nơi một thời nổi tiếng với quán cà phê H.H, nay đã nghỉ bán
Giàu có, danh vọng, ông H được nhiều người mến mộ. Chuyện ông H bỗng dưng tự tử bằng súng khiến người dân sống xung quanh nhà ông H sững sờ và không ngớt xôn xao, bàn tán. Có nhiều giả thiết khác nhau về nguyên nhân dẫn đến cái chết của đại gia này. Trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng ông H. bị tồn đọng bất động sản không bán được do thị trường đóng băng, giá cả tụt dốc. Do sổ nợ đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, ông H. mới cùng quẫn tự giải thoát bằng cái chết.
Giám đốc công ty dầu khí nhảy lầu tự tử
Tháng 5/2014, dư luận cũng được phen ngỡ ngàng với sự việc ông Trần Danh Lam, Giám đốc công ty cổ phần thẩm định giá dầu khí PIV, nhảy lầu tự tử tại tòa nhà Indochina ở quận 1, TP.HCM khi mới nhận chức giám đốc công ty khoảng một tháng rưỡi.
Nhiều người đoán nguyên nhân tự tử của ông Lam là do nội bộ công ty lục đục, tính chất công việc căng thẳng khiến ông có nhiều phiền muộn, đồng thời gần thời gian tự tử, công ty của ông Lam cũng bị kiểm toán phát hiện thâm hụt khoảng 3 tỷ đồng. Rơi vào mớ bòng bong, cùng quẫn, ông Lam lạc mất lý trí, thực hiện hành vi dại dột. Trước khi nhảy lầu tự tử, ông Lam gọi điện cho vợ dặn chăm sóc con.
- Tòa nhà nơi ông Lam nhảy từ tầng 9 tự tử
Nghi án đại gia chứng khoán tự tử
Ngày 13/8/2010, ông Đinh Bá Linh (Phó giám đốc một Công ty trong lĩnh vực bảo hiểm tại Hải Phòng) được phát hiện bất động trong phòng làm việc. Trên mặt ông Linh có vài vết xước, quanh cổ có vết bầm. Tại hiện trường để lại dấu vết cho thấy có khả năng đây là vụ treo cổ tự tử.
Ông Linh được coi là đại gia trong giới đầu tư chứng khoán ở đất Cảng với những lần giao dịch hàng tỷ đồng. Nhiều người nhận định, gần đây, thị trường lao dốc thảm hại nên có thể ông Linh bị thua lỗ khá nhiều. Có thể trong lúc bế tắc, ông đã quyết định tự tử.
Giám đốc tự tử do vỡ nợ
Ngày 12/11/2009, ông Nguyễn Huy Đức (56 tuổi, trú ở phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền), Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Hải Phòng (Constrexim) đã thắt cổ tự tử tại văn phòng làm việc.
- Lá thư tuyệt mệnh ngắn gọn của ông Nguyễn Huy Đức.
Theo khám nghiệm hiện trường, ông Đức đã dùng dây vải thắt cổ chết. Trên bàn làm việc còn lưu bút tích của ông: “8 giờ 30, tôi chết do công ty tôi bị phá sản”. Nhiều người cũng cho rằng, do công ty nợ nần các đối tác quá nhiều, không có khả năng thanh toán, dẫn đến nguy cơ bị phá sản là nguyên nhân chính dẫn đến việc vị giám đốc này tìm đến cái chết. Theo điều tra, số tiền Công ty Constrexim nợ đối tác vào khoảng 6 đến 7 tỷ đồng.
Đại gia bất động sản nhảy cầu tự tử
Chiều ngày 13/8/2009, anh Bùi Huỳnh Ngọc Hải (SN 1980, trú phường Nại Hiên Đông, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) đã nhảy cầu Thuận Phước để tự tử.
Hàng xóm của anh Hải cho biết anh Hải làm nghề buôn bán bất động sản, nhà rất giàu (bạn bè hay gọi là “Hải đại gia”) và đã có vợ và một con trai 3 tuổi. Theo người nhà, trước khi nhảy cầu, anh Hải cũng đã có ý định tự tử nhưng được can ngăn.
- Đông đảo người hiếu kỳ tụ tập trên cầu Thuận Phước lúc đêm khuya xem tìm xác anh Hải
Cùng đường, đại gia tìm cái chết giải thoát
Năm 2008, nữ đại gia Huyền ở Quận 2, TP HCM đã chọn cách giải thoát về thế giới bên kia khi ngân hàng cắt nguồn vay và thu hồi nợ, bong bóng BĐS bắt đầu vỡ, giá nhà đất rớt thảm hại, thậm chí bán không được, đất đai trở thành xác không hồn, giá trị giao dịch bị đóng băng. Nợ ùn ùn thúc tới, nữ đại gia thẫn thờ, bị sốc và quyết định cũng rất nhanh, bà thuê xe ôm chở lên giữa cầu Sài Gòn đứng lại, vét trong túi sạch tiền trao cho bác xe ôm già. Bác xe ôm già chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì nữ đại gia đã nhảy ùm xuống sông.
Trường hợp tương tự là một đại gia BĐS trẻ tuổi có trụ sở công ty trên đường Nguyễn Thị Thập ở Quận 7. Đại gia trẻ này phất lên nhanh như diều gặp gió. Sau 2 năm đã có cơ ngơi bề thế và nhiều nhà cửa đất đai. Anh quyết định tập trung vào dự án lớn, đem tất cả tài sản thế chấp ngân hàng. Ngoài ra anh còn "mượn" sổ đỏ của bên vợ để huy động vốn. Anh đang mải mê lo chạy dự án thì thị trường BĐS sụp đổ. Tài sản của đại gia trẻ bỗng chốc hóa thành số âm. Thảm cảnh "nội công, ngoại kích" đã đẩy đại gia trẻ vào thế "chết khỏe hơn sống"!
Vào một buổi chiều năm 2009, những nhân viên thấy "sếp" cả ngày không đi xuống, vội vàng lên phòng "sếp" kiểm tra. Trong phòng toa - lét, "sếp" đã thắt cổ tự bao giờ, để lại người vợ trẻ và đứa con thơ chưa tròn 2 tuổi và khoản nợ khổng lồ.