Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh tự miễn mãn tính, gây viêm và thoái hóa thần kinh của hệ thần kinh trung ương, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ và cá nhân trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, đại dịch COVID-19 đang có tác động đến sức khỏe tâm lý của bệnh nhân MS và làm gia tăng tình trạng tái phát bệnh.
TS Aleksandar Stojanov, Trung tâm lâm sàng Nis ở Serbia và các đồng nghiệp đã khảo sát 95 bệnh nhân bị tái phát bệnh đa xơ cứng (RRMS) để đánh giá tình trạng tâm lý trước và trong đại dịch COVID-19.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng, các bệnh nhân chủ yếu lo ngại về việc người quen của họ có thể mắc COVID-19 (78.5%) hoặc tử vong do bệnh này (33.8%), hoặc việc thiếu các liệu pháp điều trị cụ thể cho họ (25.8%). Về RRMS, các mối quan ngại chính bao gồm bệnh tình sẽ trở nặng nếu bệnh nhân nhiễm COVID-19 (36.4%), bệnh nhân sẽ khó tìm được thuốc (43.6%), hoặc không thể đến bệnh viện như bình thường (72.4%). So với nhóm đối chứng, kết quả của bệnh nhân RRMS trên tất cả các phiếu câu hỏi đều tệ hơn. Thêm vào đó, trên thang đánh giá lo âu Hamilton, kết quả trước đại dịch và vào tháng 4 năm 2020 có khác biệt rõ rệt.
Vì vậy, các tổ chức chăm sóc sức khỏe cần cung cấp tư vấn trị liệu chuyên nghiệp và hỗ trợ tâm lý xã hội cho dân số bệnh nhân này trong đại dịch. Các tác giả nhấn mạnh.
Mỗi đợt tái phát có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc lâu hơn. Mức độ biểu hiện triệu chứng là giống nhau ở mỗi đợt bùng phát, không trở nên nghiêm trọng hơn. Sau 10 - 20 năm, bệnh đa xơ cứng tái phát thường chuyển đổi thành một loại MS khác, gọi là đa xơ cứng tiến triển thứ phát. Khi ấy, bệnh nhân không còn gặp những cơn tái phát thường xuyên nữa, nhưng các triệu chứng sẽ dần nặng hơn.