Đại dịch COVID-19 lấy đi 28 triệu năm tuổi thọ của con người

12-11-2021 14:27 | Đời sống

SKĐS- Theo kết quả một nghiên cứu mới đây trên tạp chí The BMJ, trong năm 2020, đại dịch COVID-19 đã lấy đi 28 triệu năm tuổi thọ của con người ở 31 quốc gia, trong đó nam giới bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với nữ giới.

Giảm tuổi thọ trong năm đại dịch COVID-19

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ số về "số năm sống bị mất do chết sớm" (YLL) vào năm 2020 cao hơn 5 lần so với dịch cúm mùa năm 2015.

TS Nazrul Islam và các đồng nghiệp thuộc ĐH Oxford (Anh) đã đánh giá những thay đổi về tuổi thọ  vào năm 2020, liên quan đến đại dịch COVID-19, ở 37 quốc gia có thu nhập trung bình và cao, những nơi có dữ liệu tử vong đầy đủ và đáng tin cậy.

Kết quả cho thấy, ở tất cả 37 quốc gia được nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của nam và nữ đều tăng trong giai đoạn 2005-2019. Nhưng vào năm 2020, tuổi thọ trung bình đã giảm ở cả nam và nữ tại 31/37 quốc gia. Ước tính tổng số tuổi thọ bị mất đi là 28,1 triệu năm (17,3 triệu năm ở nam giới và 10,8 triệu năm ở nữ giới). Các trường hợp ngoại lệ là New Zealand, Đài Loan và Na Uy, nơi ghi nhận tuổi thọ tăng, trong khi đó Đan Mạch, Iceland và Hàn Quốc không có thay đổi về tuổi thọ.

Đại dịch COVID-19 liên quan tới giảm tuổi thọ nhiều nhất (tính theo năm) xảy ra ở Nga (giảm 2,33 ở nam và 2,14 ở nữ); Mỹ (giảm 2,27 ở nam và 1,61 ở nữ); Bulgaria (giảm 1,96 ở nam và 1,37 ở nữ); Lithuania (giảm 1,83 ở nam và 1,21 ở nữ); Chile (giảm 1,64 ở nam) và Tây Ban Nha (giảm 1,11 ở nữ).

Giải pháp nào cho vấn đề này?

Đại dịch COVID-19 có thể lấy đi hơn 28 triệu năm tuổi thọ của con người - Ảnh 2.

COVID-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tim phổi

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Mức suy giảm tuổi thọ ngang bằng hoặc thấp hơn dự tính ở Đài Loan, New Zealand, Na Uy, Iceland, Đan Mạch và Hàn Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách giúp ngăn chặn và loại bỏ virus thành công, bao gồm các can thiệp chính sách y tế công cộng dựa trên mục tiêu và dân số. Sự chuẩn bị toàn diện cho đại dịch nhằm vào các hệ thống y tế linh hoạt hơn có thể là chìa khóa để giải quyết tác động của các đại dịch trong tương lai".

Theo nhóm nghiên cứu, do thiếu dữ liệu về tỷ lệ tử vong nên kết quả phân tích này không bao gồm hầu hết các quốc gia từ châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Đồng thời, cũng chưa thể giải thích một số yếu tố liên quan như tình trạng kinh tế xã hội và chủng tộc hoặc dân tộc.

Các nhà khoa học cho rằng vì đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc nên cần có thêm các nghiên cứu trong tương lai để ước tính gánh nặng dài hạn của đại dịch, bao gồm cả những tác động trực tiếp và gián tiếp.

Tiêm vaccine phòng COVID-19: Chìa khóa phòng bệnh ở người trẻ tuổi Tiêm vaccine phòng COVID-19: Chìa khóa phòng bệnh ở người trẻ tuổi

SKĐS- Nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa Pittsburgh và Bệnh viện Nhi đồng UPMC, Pittsburgh (Mỹ) mới đây đã nêu bật tầm quan trọng của việc tiêm vaccine phòng COVID-19, kể cả với những người đã khỏi bệnh.

Xem thêm video được quan tâm:

Video chỉ dẫn dinh dưỡng cho F0, F1 tại nhà


BS. Mẫn Thu
Ý kiến của bạn