Đại dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh

07-01-2022 19:08 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS- Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí JAMA Pediatrics, những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19 dường như bị chậm phát triển về mặt vận động và xã hội.


1. Nguy cơ đến sức khỏe trẻ sơ sinh do đại dịch

Theo các nhà nghiên cứu, trẻ sơ sinh đặc biệt có nguy cơ nếu mẹ của chúng đang mang thai trong 3 tháng đầu vào mùa xuân năm 2020, thời điểm mà nước Mỹ bắt đầu áp dụng lệnh phong tỏa.

Tiến sĩ Dani Dumitriu, bác sĩ nhi khoa của Đại học Columbia ở thành phố New York (Mỹ), cho biết: "Không có một số lượng lớn trẻ sơ sinh đột ngột suy giảm về mặt phát triển, nhưng điểm số đánh giá trung bình có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, điều đáng mừng là có vẻ như việc bị nhiễm COVID-19 trong thời kỳ mang thai không phải là nguyên nhân chính gây ra sự chậm phát triển này".

Đại dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh - Ảnh 1.

COVID-19 có thể liên quan đến sức khỏe trẻ sơ sinh

Dumitriu đưa ra giả thuyết cho rằng tình trạng stress do các lệnh phong tỏa vì đại dịch COVID-19 có thể là nguyên nhân chính. Stress khiến cơ thể tiết ra nhiều loại hormon khác nhau và các chất hóa học trong hệ thống miễn dịch có thể tìm đường đến thai nhi.

"Stress xảy ra trong thai kỳ càng sớm thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi càng lớn. Tuy nhiên, có khả năng những đứa trẻ này sẽ thoát khỏi tình trạng chậm phát triển khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi, nhưng điều này cần được nghiên cứu thêm" – Dumitriu nhấn mạnh.

Trong nghiên cứu mới này, Dumitriu và cộng sự đã theo dõi 255 trẻ sơ sinh để đánh giá ảnh hưởng của COVID-19 đối với sức khỏe trẻ sơ sinh. Trong số những trẻ sinh ra từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020, 114 trẻ đã chịu tác động của đại dịch COVID-19 khi còn trong bụng mẹ và 141 trẻ thì không chịu tác động.

Kết quả cho thấy những trẻ chịu tác động của đại dịch có điểm số thấp hơn đáng kể về các kỹ năng vận động thô và tinh, cũng như sự phát triển về mặt xã hội so với những trẻ không chịu tác động của đại dịch COVID-19.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy những trẻ sơ sinh có mẹ mang thai giai đoạn đầu đúng vào thời điểm phong tỏa vì đại dịch COVID-19 thì bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những trẻ có mẹ mang thai ở thai kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 vào thời điểm phong tỏa.

2. Ý kiến chuyên gia

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Dumitriu cũng nhận thấy những đứa trẻ được sinh ra từ mẹ bị mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai có vẻ không bị tăng nguy cơ chậm phát triển.

Tuy nhiên, Phó giáo sư Mollie Wood, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), cho rằng kết quả này không có nghĩa là mắc COVID-19 trong thai kỳ không gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng mẹ.

"Cho tới nay, các nhà khoa học đều nhất trí rằng sinh non có liên quan khá chặt chẽ với nhiễm COVID-19 trong thai kỳ, hay nói cách khác phụ nữ bị mắc COVID-19 trong khi mang thai thì sẽ có nguy cơ cao hơn bị sinh non. Do vậy, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Hiện nay, tất cả các tổ chức sản khoa lớn ở Mỹ và nhiều tổ chức sản khoa trên thế giới đều khuyến cáo tiêm vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai" - Wood cho biết thêm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, phụ nữ mang thai mắc COVID-19 cũng có nguy cơ bị thai chết lưu và có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ khác.

Đại dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh - Ảnh 3.

Cha mẹ nên cố gắng tương tác với con mình càng nhiều càng tốt

Các nhà nghiên cứu cho rằng: "Để hạn chế ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên cố gắng tương tác với con mình càng nhiều càng tốt. Nên dành nhiều thời gian trò chuyện, ca hát và tương tác với trẻ sơ sinh, bao gồm cả thời gian gặp mặt trực tiếp. Thời gian tương tác với trẻ sơ sinh càng nhiều, trẻ càng học được nhiều kỹ năng xã hội, giúp trẻ điều chỉnh ngôn ngữ và cảm xúc".

Nhiễm khuẩn sớm ở trẻ sơ sinh - Nhận biết và cách dự phòngNhiễm khuẩn sớm ở trẻ sơ sinh - Nhận biết và cách dự phòng

SKĐS - Nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh gồm các bệnh nhiễm khuẩn xuất hiện trong 28 ngày đầu sau sinh, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Trẻ có thể bị nhiễm trùng từ trong bào thai, lúc sinh hoặc sau khi sinh. Do vậy, bố mẹ trẻ cần có những hiểu biết nhất định để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Xem video được quan tâm:

Khô mũi- Triệu chứng của COVID-19 hay bệnh nhiễm trùng đường hô hấp-


BS. Thanh Liêm
Ý kiến của bạn