Vì sao đại dịch COVID-19 lại tác động lâu dài đến dân số?
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt của con người như: kinh tế, xã hội, văn hóa… trong đó có cả vấn đề sinh con. Trong một bài viết của mình TS.Natalia Kanem, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho hay: Với một số người, đại dịch đã dẫn đến quyết định trì hoãn việc có con. Với một số người khác do gián đoạn trong việc chăm sóc sức khỏe nên lại mang thai ngoài ý muốn. Nhưng nguyên nhân chính là người ta không thể thực hiện được quyền sức khỏe tình dục, quyền sức khỏe sinh sản và quyền lựa chọn.
Cũng theo TS. Natalia Kanem: Mặc dù chúng ta chưa có được một bức tranh tổng thể về tác động của COVID-19 đối với mức sinh, nhưng xu hướng này đã gây mối quan tâm đáng ngại về khả năng bùng nổ dân số hay sụt giảm tỷ suất sinh.
Điều đáng lo ngại là ở nhiều nơi, khi phụ nữ không thể thực hiện được quyền sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và sự lựa chọn của mình - có thể là do gián đoạn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc do phân biệt đối xử giới, đã ngăn cản họ quyết định tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc quyết định có quan hệ với bạn tình.
Xã hội lành mạnh giúp phụ nữ có nhiều lựa chọn góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Cũng theo TS. Natalia Kanem, một xã hội lành mạnh và hiệu quả là một xã hội mà ở đó phụ nữ có thể có đầy đủ thông tin để đưa ra lựa chọn của mình liên quan đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và khi họ được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho các lựa chọn của họ.
Một người phụ nữ có thể làm chủ cơ thể của mình thì đồng thời cũng sẽ đạt được tiến bộ trong học tập, sức khỏe, thu nhập và an toàn. Người phụ nữ đó sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và tương tự với gia đình của mình.
COVID-19 đã bộc lộ sự bất bình đẳng và sự yếu kém của hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia và giữa các quốc gia. Khủng hoảng này đã làm cho nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải thu hẹp các dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, vốn vẫn thường bị coi là không thiết yếu. Trong khi tiếp cận tới các dịch vụ này chính là quyền con người, thì quyền đó đã bị bỏ qua vì những mối quan tâm "cấp bách" khác. Dưới áp lực kinh tế và cắt giảm ngân sách, có nguy cơ là nhiều quốc gia có thể sẽ không khôi phục lại những dịch vụ này.
Do đó, chúng ta hãy hành động để xóa bỏ những khoảng cách này vì các dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục là thiết yếu. Thậm chí nếu hệ thống chăm sóc sức khỏe có căng thẳng tới đâu thì những dịch vụ này không thể bị coi nhẹ.
Bất cứ sự trì hoãn nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái và những hậu quả đó có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của họ.
Hãy cùng hợp sức để bảo vệ quyền được quyết định sinh con và khi nào sinh. Khi quyền và sự lựa chọn cho mọi phụ nữ và trẻ em gái được bảo đảm, sẽ góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:
Dự báo F0 Hà Nội còn tăng mạnh, Hà Nội vẫn lúng túng việc cách ly F1 tại nhà.