Nghiên cứu bao gồm 900 phụ nữ, trong đó 520 người đang mang thai và 380 người đã sinh con trong năm qua. Họ đã được hỏi về trầm cảm, lo lắng, sự cô lập trước và trong đại dịch. Kết quả cho thấy, trước đại dịch, 29% có lo lắng từ trung bình đến cao và 15% báo cáo có các triệu chứng trầm cảm. Trong đại dịch, những tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng 72% và 41%. Theo PGS.Margie Davenport, Đại học Alberta ở Edmonton, Canada, các biện pháp cách ly về thể chất và xã hội đang gây tổn hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của nhiều người trong chúng ta.
Hoạt động thể chất vừa phải có triệu chứng trầm cảm và lo âu thấp hơn.
Việc giảm hoạt động thể chất do thiếu tiếp cận với phòng tập thể dục trong đại dịch cũng khiến trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh tăng lên. Trong nghiên cứu, có 64% số phụ nữ có hoạt động thể chất ít hơn trước đại dịch, 15% hoạt động nhiều hơn và 21% không có thay đổi trong hoạt động. Các chuyên gia cho hay, trầm cảm, lo lắng khi mang thai, thời kỳ hậu sản có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe tinh thần, thể chất của cả mẹ và bé trong nhiều năm. Những ảnh hưởng này gồm sinh non, giảm liên kết giữa mẹ - trẻ và chậm phát triển ở trẻ.
Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ dành 150 phút/tuần hoạt động thể chất vừa phải có triệu chứng trầm cảm và lo âu thấp hơn.