Đặc sắc lễ rước Vua

08-03-2015 08:00 | Thời sự
google news

SKĐS - Mùa xuân là mùa của lễ hội nên hầu khắp trên đất nước, nhân dân trong các làng xã nô nức chuẩn bị cho ngày hội làng đặc sắc của riêng mình.

Mùa xuân là mùa của lễ hội nên hầu khắp trên đất nước, nhân dân trong các làng xã nô nức chuẩn bị cho ngày hội làng đặc sắc của riêng mình. Ðã thành thông lệ, cứ ngày 11 tháng Giêng hàng năm, nhân dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, Ðông Anh, Hà Nội lại nô nức mở hội làng. Từ sáng sớm, khắp các đường thôn, ngõ xóm lại nhộn nhịp tiếng kèn, tiếng trống. Từ người già cho đến trẻ nhỏ cùng các nam thanh nữ tú ai nấy đều xúng xính trong những bộ quần áo lễ hội đủ màu sắc tề tựu về đền Sái để tham dự lễ rước kiệu vua, chúa cùng các quan đại thần.

Tích xưa kể rằng, An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời. Sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không thành, cứ ngày xây đêm lại đổ, vua Thục An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp trừ yêu tinh, từ đó thành xây lên mới vững chãi. Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm cứ vào mùa xuân, nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. Sau này, việc đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc của nhân dân nên nhà vua ban chiếu cho làng Thụy Lôi thực hành nghi lễ rước “Vua giả” hay còn gọi là lễ rước Vua sống.

Ngày nay, vào ngày 11 tháng Giêng, lễ rước Vua sống được tổ chức theo nghi lễ cổ truyền, song cũng giản tiện hơn xưa nhiều, như việc chọn người hoặc sắm đồ cúng lễ, khao làng... tất cả những trang thiết bị cần thiết cho cuộc hành lễ được ban tổ chức lễ hội chuẩn bị chu đáo, tuy nhiên không mất đi vẻ đẹp riêng cũng như giá trị thuần phong mỹ tục thiêng liêng của một lễ hội cổ truyền.

Tới dự lễ rước vua sống của làng Thụy Lôi, du khách khắp nơi sẽ được đắm mình trong không khí lễ hội tưng bừng, độc đáo của vùng đất cổ Kinh Bắc và càng thêm tự hào về một nét văn hóa đặc sắc của ngàn năm Thăng Long.

Quang cảnh lễ rước chúa tại đền Thượng dưới chân núi Sái sang đón Vua tại đền Sái để rước về đình làng

Quang cảnh lễ rước chúa tại đền Thượng dưới chân núi Sái sang đón Vua tại đền Sái để rước về đình làng

Vai “Vua” là cụ Ngô Vĩnh Ấp (73 tuổi, thôn Thụy Lội- Một trong những bô lão có uy tín trong làng, đầy đủ con cháu nội ngoại, gia đình đầm ấm, hạnh phúc, hòa thuận với làng xóm vinh hạnh nhận vai An Dương Vương) cùng vai “Chúa” là cụ Lê Duy Bút (69 tuổi, thôn Thụy Lôi, Thụy Lâm) vào đền Thượng làm lễ

Vai “Vua” là cụ Ngô Vĩnh Ấp (73 tuổi, thôn Thụy Lội- Một trong những bô lão có uy tín trong làng, đầy đủ con cháu nội ngoại, gia đình đầm ấm, hạnh phúc, hòa thuận với làng xóm vinh hạnh nhận vai An Dương Vương) cùng vai “Chúa” là cụ Lê Duy Bút (69 tuổi, thôn Thụy Lôi, Thụy Lâm) vào đền Thượng làm lễ

4 vị quan “Tứ trụ triều đình” làm lễ trong đền. Quan Trấn Thủ: là người trấn ải biên thùy, hàng năm được triệu về bảo vệ Thành để vua xa giá bái yết đức Thành Huyền Thiên; Quan Tán Lý: Là người được bàn bạc công việc lớn của triều đình, hộ giá Vua đi bái yết thánh; Quan Đề Lĩnh: là người lĩnh ấn tiên phong thi hành nhiệm vụ; Quan Thự vệ: là người bảo vệ Vua

4 vị quan “Tứ trụ triều đình” làm lễ trong đền. Quan Trấn Thủ: là người trấn ải biên thùy, hàng năm được triệu về bảo vệ Thành để vua xa giá bái yết đức Thành Huyền Thiên; Quan Tán Lý: Là người được bàn bạc công việc lớn của triều đình, hộ giá Vua đi bái yết thánh; Quan Đề Lĩnh: là người lĩnh ấn tiên phong thi hành nhiệm vụ; Quan Thự vệ: là người bảo vệ Vua

Tái hiện màn chém ma gà bằng kiếm gỗ của chúa (Ma gà được tượng trưng bằng bát phẩm màu có trộn tiết gà trắng)thu hút đông đảo người xem. Tương truyền ma gà trắng núp dưới chân núi Thất Diệu Sơn bị thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay tiêu diệt nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa 

Tái hiện màn chém ma gà bằng kiếm gỗ của chúa (Ma gà được tượng trưng bằng bát phẩm màu có trộn tiết gà trắng)thu hút đông đảo người xem. Tương truyền ma gà trắng núp dưới chân núi Thất Diệu Sơn bị thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay tiêu diệt nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa 

Sau khi hoàn tất các nghi lễ tại đền Sái vua và chúa cùng các quan trong triều được rước về đình làng với quãng đường 1 cây số trong vòng 3h đồng hồ 

Sau khi hoàn tất các nghi lễ tại đền Sái vua và chúa cùng các quan trong triều được rước về đình làng với quãng đường 1 cây số trong vòng 3h đồng hồ 

Trong khi rước thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu chúa lại hô vang rồi chạy để dẹp đường bảo vệ cho vua

Trong khi rước thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu chúa lại hô vang rồi chạy để dẹp đường bảo vệ cho vua

Các quan trong “Tứ trụ triều đình” ngồi võng cho lính rước đi hộ tống vua

Các quan trong “Tứ trụ triều đình” ngồi võng cho lính rước đi hộ tống vua

Các em nhỏ cũng được tham gia đóng vai quân lính trong ngày hội

Các em nhỏ cũng được tham gia đóng vai quân lính trong ngày hội

Kiệu vua và chúa do hàng chục trai làng khỏe mạnh đảm nhiệm việc rước

Kiệu vua và chúa do hàng chục trai làng khỏe mạnh đảm nhiệm việc rước

Cụ Ngô Vĩnh Ấp được vào vai vua với gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào đầu đội mũ ngự ngồi trên ngai vàng cho biết: “Rất vinh dự, tự hào cho gia đình và cả dòng họ khi được chọn làm vua

Cụ Ngô Vĩnh Ấp được vào vai vua với gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào đầu đội mũ ngự ngồi trên ngai vàng cho biết: “Rất vinh dự, tự hào cho gia đình và cả dòng họ khi được chọn làm vua

Bài, ảnh: Tuấn Anh

 

 

 

Quang cảnh lễ rước chúa tại đền Thượng dưới chân núi Sái, sang đón Vua tại đền Sái để rước về đình làng.


Ý kiến của bạn