Lễ hội cầu ngư, với tính chất nêu trên, đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của cư dân biển, hàm chứa những giá trị văn hoá - nhân văn, tinh thần hướng biển của cư dân vùng biển vừa náo nức, vừa trang trọng.
Đặc sắc lễ hội cầu ngư
Lễ hội cầu ngư là một sinh hoạt văn hóa thường niên của cộng đồng cư dân làm nghề biển thành phố Đà Nẵng nói riêng và ngư dân ven biển Việt Nam nói chung. Đây là một lễ hội đặc sắc, góp thêm sắc màu vào bức tranh văn hóa biển Việt Nam.
Lễ hội cầu ngư truyền thống Thành phố Đà Nẵng được tái hiện tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ngày 29/6/2014 trong chương trình "Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"
Đối với đời sống cộng đồng cư dân biển, lễ hội cầu ngư là lễ hội cầu mùa, là niềm tin của ngư dân về sự phù trợ của ngư thần: Ngư Ông - cá voi.
Lễ cầu mùa - cầu ngư là lễ tế ngư thần và cầu xin thần ban cho được mùa biển.
Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, gắn với niềm tin và ước vọng được thần hộ trì cho làng vạn “tấn tài, tấn lợi, tấn bình an”.
Nếp xưa để lại, cứ dịp đầu xuân, trước mùa ra biển, ngư dân các làng cá ven biển Đà Nẵng lại nô nức tổ chức lễ hội cầu ngư.
Các sinh hoạt văn hóa này là những hoạt động giải trí, tạo không khí vui vẻ, náo nức trong làng vạn trước khi bước vào vụ mùa mới.
Lễ hội cầu ngư, với tính chất nêu trên, đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của cư dân biển, hàm chứa những giá trị văn hoá - nhân văn, tinh thần hướng biển của cư dân vùng biển vừa náo nức, vừa trang trọng.
Tuấn Anh