Đà Nẵng chuẩn bị ứng phó với siêu bão Noru ra sao?

25-09-2022 21:52 | Xã hội
google news

SKĐS - Di chuyển tàu thuyền đến điểm tập kết, chồng chắn nhà cửa, hoãn các cuộc họp không cần thiết… Đà Nẵng đang khẩn trương ứng phó với siêu bão Noru.

Ứng phó với bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", khẩn trương, quyết liệt nhấtỨng phó với bão số 4 theo phương châm 'bốn tại chỗ', khẩn trương, quyết liệt nhất

SKĐS - Ngày 25/9/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện số 855/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.

Đến tối ngày 25/9, mặc dù mưa lớn nhưng công tác chuẩn bị ứng phó với siêu bão Noru ở Đà Nẵng cũng như một số tỉnh, thành miền Trung đang được triển khai một cách khẩn trương.

Đại tá Hồ Sĩ Hậu - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP. Đà Nẵng cho biết, tất cả các tàu thuyền của ngư dân đã được hướng dẫn về neo đậu an toàn trong âu thuyền. Ngoài ra, 18 chiếc tàu dầu đã được đưa ra ngoài để phòng, chống cháy nổ.

Đà Nẵng chuẩn bị ứng phó với siêu bão Noru ra sao? - Ảnh 1.

Bộ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão Noru tại âu thuyền Thọ Quang chiều ngày 25/9. Ảnh: GA

"Đối với các tàu nhỏ, ghe, thúng không vào neo đậu trong âu thuyền, các đồn biên phòng huy động lực lượng cùng ngư dân đưa lên bờ để tránh bão. Đến hiện tại, công tác chuẩn bị phòng chống bão đối với tàu trong bờ đã cơ bản hoàn tất", Đại tá Hậu nói.

Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo thì còn 35 tàu cá của Đà Nẵng đang hoạt động trên biển. Trong đó, có 7 tàu gần bờ, số còn lại đã liên lạc được, hướng dẫn cho ngư dân thoát khỏi vùng nguy hiểm và đang di chuyển vào bờ.

Đà Nẵng chuẩn bị ứng phó với siêu bão Noru ra sao? - Ảnh 2.

Giáo viên Trường mầm non Hoa Ngọc Lan (quận Hải Châu, Đà Nẵng) di chuyển các cây cảnh, chồng chắn lại cửa để đề phòng bão Noru đổ bộ. Ảnh: GA

Để đảm bảo an toàn cho người dân khi bão đổ bộ, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã kêu gọi người dân ở tàu lên bờ, không ở lại tàu. Đồng thời, phân công các chốt trực để sẵn sàng hỗ trợ người dân khi có yêu cầu.

Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã có công điện gửi Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện yêu cầu tạm dừng các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung lực lượng đối phó với bão.

Trong đó lưu ý các địa phương ven biển như: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu sẵn sàng triển khai ngay phương án sơ tán nhân dân trong thiên tai nhất là tại các khu vực trũng, thấp, vùng ven biển, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nhà cửa không kiên cố…

Chủ tịch TP cũng yêu cầu cũng yêu cầu các đơn vị bố trí lực lượng kiểm soát, cương quyết không để người dân ở lại những khu vực đã xác định có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở. Sẵn sàng nhân lực, vật tư trang thiết bị theo phương châm "4 tại chỗ" đảm bảo kịp thời tiếp cận ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

Sở Công Thương có phương án chuẩn bị lương thực, nước uống, nhiên liệu, các nhu yếu phẩm; phối hợp với các quận, huyện có phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại những trung tâm mua bán, siêu thị, chợ.

Đà Nẵng chuẩn bị ứng phó với siêu bão Noru ra sao? - Ảnh 3.

Ngư dân vận chuyển tàu, thuyền cỡ nhỏ đến điểm tập kết trên đất liền để tránh bão Noru. Ảnh: GA

Sở Y tế sẵn sàng phương án cấp cứu nạn nhân và phương án cấp cứu lưu động, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc và hóa chất cần thiết để xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh sau bão lũ. Sở Giáo dục và Đào tạo và các Trường Đại học, Cao đẳng theo dõi diễn biến của bão, thời tiết trong những ngày đến để quyết định cho học sinh, học viên, sinh viên nghỉ học. Đồng thời, có phương án chằng chống, đảm bảo không để cây xanh ngã đổ trong khuôn viên các trường học.

Kiểm tra công tác ứng phó với siêu bão sắp đổ bộ tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang chiều ngày 25/9, đoàn công tác của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai do Bộ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan dẫn đầu đã yêu cầu các đơn vị quản lý chặt chẽ số lượng tàu thuyền đang neo đậu trong âu thuyền.

Hướng dẫn tàu thuyền không đi vào khu vực nguy hiểm, có khả năng chịu ảnh hưởng của bão. Bộ trưởng cũng nhắc nhở các đơn vị lên sẵn phương án sơ tán dân tại các vùng xung yếu ven biển quận Sơn Trà và quận Liên Chiểu, các vùng có nguy cơ sạt lở ở huyện Hòa Vang.

Cấm đường bộ, đường biển và hoàn tất di tản trước khi siêu bão Noru đổ bộCấm đường bộ, đường biển và hoàn tất di tản trước khi siêu bão Noru đổ bộ

SKĐS - Căn cứ vào tình hình siêu bão Noru, các địa phương có thể cân nhắc phương án cấm đường biển, đường bộ và hoàn thành sơ tán trước khi bão đổ bộ vào đất liền.


Gia An
Ý kiến của bạn