Cùng có biểu hiện “khô hạn” nhưng da khô (Dry skin) và da mất nước (Dehydrated skin) có những nhu cầu chăm sóc về cơ bản rất khác nhau.
Da khô là gì?
Một số nguyên nhân khác tạo ra hiện tượng khô da gồm các yếu tố ngoại sinh (khí hậu và môi trường bao gồm tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa và dung môi, tia cực tím…); các yếu tố nội sinh (khuynh hướng di truyền, lão hóa da sinh học do suy giảm hóc-môn estrogen thời mãn kinh, ảnh hưởng của kích thích tố và các bệnh lý về da và bệnh lý trong cơ thể (viêm da dị ứng, bệnh vảy nến, vảy cá và tiểu đường)).
Điều trị da khô?
Mấu chốt trong điều trị da khô là sửa chữa hàng rào chất béo (lipid) bị hỏng và ngăn ngừa độ ẩm bị mất. Những thành phần dầu tự nhiên rất hữu hiệu khi giải quyết các vấn đề này gồm có: tinh dầu cà rốt, tinh dầu cranberry, ceramides, linoleic/linolenic axit, squalane, linoleic Acid, tocopheryl linoleate, phytosteroll shea butter (dầu bơ), dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cây rum, dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu hạt cải, sáp ong, dầu vừng…
Sử dụng một loại serum đặc trị thích hợp dùng trước kem dưỡng ẩm để gia tăng hiệu quả của kem dưỡng.
Da mất nước là gì?
Da mất nước là một tình trạng da khá đặc biệt, có thể do bẩm sinh cũng có thể do môi trường. Nó thiếu nước nhưng vẫn có thể sản xuất dầu. Điều này tạo ra một loại da hỗn hợp: có nhiều dầu trên vùng chữ T (trán, mũi, cằm) nhưng lại khô ở hai má. Loại da này thường xảy ra tình trạng bóng nhờn vào mùa đông nhưng khi trang điểm, vẫn có hiện tượng tróc da ở vùng mũi, hai má và không ăn phấn trên toàn bộ gương mặt.
Da mất nước có thể hình thành các nếp nhăn một cách dễ dàng do các tế bào trên mặt da bị “héo úa”. Nếu nhìn qua một chiếc kính lúp, da mất nước thường tạo ra những nếp nhăn nhỏ xíu hình tam giác. Da mất nước thường rất phổ biến trong số những người có da nhờn và có tiền sử mụn trứng cá (họ hay phải sủ dụng những chất tẩy rửa mạnh, thậm chí khắc nghiệt – và điều này là một tác nhân dẫn đến mất nước).
Điều trị da mất nước?
Biết được sự khác biệt giữa da khô và da mất nước là vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn sản phẩm điều trị thích hợp. Da khô cần được tăng cường các thành phần dầu thích hợp (như đã liệt kê ở trên), giúp nó ngăn ngừa sự thoát nước và sửa chữa hàng rào chất béo. Trong khi đó, với da mất nước, việc cần làm không phải là bổ sung dầu mà là bổ sung nước, nhằm cân bằng hàm lượng dầu – nước trên da. Đây chính là lý do tại sao nhiều người da mất nước vẫn thấy da càng ngày càng bong tróc hơn dù vẫn sử dụng những hũ kem dưỡng đắt tiền thuộc loại siêu dưỡng.
Tip 1: Da mất nước cần sử dụng kem dưỡng ẩm với các chất giữ ẩm như Acid Hyaluronic Glycerin, Sodium PCA, Sorbitol, Allantoin và Propylene Glycol. Đây là những thành phần giúp thu hút nước từ môi trường vào da để giữ cho nó mềm mại và dẻo dai.
Tip 2: Sử dụng một loại serum phù hợp cho vùng chữ T. Việc này có thể bỏ qua vào mùa hè để giữ da cho thoáng mát và tươi tắn. Nhưng vào mùa đông khi vùng chữ T nghiêm trọng thiếu nước, hãy chọn một loại serum cấu trúc dạng nước (water-based), oil-free trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm.
Tip 4: Sử dụng giấy thấm dầu cho vùng chữ T.
Quy tắc dưỡng chung cho cả hai loại da
- Đừng để da trần dài hơn 60 giây sau khi rửa mặt. Áp dụng toner không cồn, serum và kem dưỡng ngay sau khi rửa mặt. Nếu bạn để làn da trần hơn 1 phút, nó sẽ bắt đầu mất nước và không khí sẽ hút độ ẩm ra khỏi da (dù dung lượng rất nhỏ và nhiều khi bạn không cảm giác được điều này).
- Nhiều người có thói quen thích dùng những loại tẩy da chết gây bong tróc mạnh và có cảm giác căng trên mặt vì cho rằng đây mới là “tẩy” thực sự. Điều này là sai lầm. Hãy sử dụng các chất tẩy tế bào chết dịu nhẹ. Tẩy tế bào chết quá nhiều (hơn 1 lần/tuần) có thể gây ra mất nước trên bề mặt và viêm da. Nếu có sử dụng máy rửa mặt Clarisonic và kết hợp với tẩy da chết, chỉ nên dùng máy 2 ngày/lần, kết hợp với tẩy da chết nhẹ 2 tuần/lần (bản thân máy rửa mặt Clarisonic có tác dụng tẩy da chết hàng ngày).
- Tránh các thành phần như Laureth Sulfate Sodium hoặc Ammonium Sulfate Laureth trong mọi sản phẩm skincare. Nếu bạn đang sử dụng sữa rửa mặt có chứa hai thành phần này, bạn đang ngày ngày tước độ ẩm ra khỏi da và đó là điều tệ nhất xảy ra cho làn da khô.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong những tháng mùa đông để giữ cho độ ẩm trong không khí và trong da của bạn.
Nên và không nên đối với dưỡng ẩm
1. Không nên dùng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng tách rời trên da vào ban ngày. Kem chống nắng cần áp dụng trực tiếp trên bề mặt da và kem dưỡng ẩm cũng vậy. Vậy thay vì mất thời gian suy nghĩ nên sử dụng loại nào trước, bạn có thể chọn một loại kem dưỡng ẩm tích hợp chức năng chống nắng 2 trong 1 (Tint moisturizer là một lựa chọn không tồi). Lưu ý rằng loại kem này chỉ có thể dùng vào ban ngày mà thôi.
2. Tránh loại kem dưỡng ẩm có chứa hương thơm tổng hợp. Những người có da nhạy cảm có thể phản ứng tiêu cực đối với nước hoa tổng hợp ("parfum" hay "fragrance").
3. Áp dụng kem dưỡng ẩm cho cả vùng mặt và cổ. Cổ là một phần mở rộng của khuôn mặt và cũng cần chú ý chăm sóc. Một khuôn mặt đẹp với chiếc cổ thô ráp hẳn là điều không ai muốn.
4. Chuyển đổi kem dưỡng ẩm theo khí hậu và môi trường sống. Khả năng duy trì độ ẩm của làn da của bạn tương quan trực tiếp với khí hậu nơi bạn sinh sống. Nếu bạn đang quen với một môi trường ẩm ướt, bạn có thể sử dụng một loại kem dưỡng ẩm mà bạn sử dụng trong mùa hè có thể không đủ cho mùa Thu Đông.