Đã ghi nhận 35 ca sốt xuất huyết tử vong, chuyên gia lưu ý biến chứng cần theo dõi sát

18-11-2023 07:35 | Y tế

SKĐS - Tuần qua, Hà Nội vẫn ghi nhận thêm hơn 2.500 ca mắc sốt xuất huyết. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 143.200 trường hợp mắc, 35 trường hợp tử vong. Các chuyên gia tiếp tục lưu ý về những biến chứng cần theo dõi sát của bệnh.

Hơn 6.800 ca mắc sốt xuất huyết mỗi tuần

Theo thống kê, tuần 45/2023 cả nước ghi nhận 6.829 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không ghi nhận ca tử vong. So với tuần trước số mắc giảm 8,3%. Trong đó, số nhập viện giảm 8,4% so với tuần trước. 

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 143.200 trường hợp mắc, 35 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (309.089/141) số mắc giảm 53,7%, tử vong giảm 106 trường hợp.

Đã ghi nhận 35 ca sốt xuất huyết tử vong, chuyên gia lưu ý biến chứng cần theo dõi sát- Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Hà Nội, trong tuần qua ghi nhận thêm 2.530 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm 60 ca so với tuần trước đó). Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần, dẫn đầu là Hà Đông với 186 ca, tiếp đến là Thanh Oai (185 ca), Đống Đa (164 ca), Hoàng Mai (160 ca), Quốc Oai (152 ca), Thanh Xuân (139 ca), Bắc Từ Liêm (129 ca), Chương Mỹ (121 ca).

Ngoài ra, trong tuần qua cũng ghi nhận 79 ổ dịch tại 21 quận, huyện, thị xã (giảm 28 ổ dịch so với tuần trước đó). Kết quả kiểm tra giám sát tại một số ổ dịch ghi nhận vẫn chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 31.013 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 trường hợp tử vong.

Những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết cần lưu ý sớm

Theo BSCK II Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, thông thường vào cuối mùa dịch tỉ lệ ca nặng sẽ gia tăng hơn so với đầu dịch. Tại Bệnh viện này vẫn ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết gia tăng, trong đó nhiều ca nặng.

Biến chứng sốc sốt xuất huyết rất nguy hiểm. Có những bệnh nhân từ khi có dấu hiệu cảnh báo đến khi sốc sốt xuất huyết chỉ diễn biến trong 4 đến 6 tiếng. 

Nếu sốc sốt xuất huyết không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy kịch, thậm chí tử vong.

"Hai biến chứng thường gặp nặng của sốt xuất huyết là tình trạng cô đặc máu dẫn đến tụt huyết áp và sốc. Biến chứng thứ hai là biến chứng hạ tiểu cầu máu. Trong đó biến chứng cô đặc máu thường gặp hơn và có diễn biến nhanh chóng, nguy hiểm hơn rất nhiều so với biến chứng hạ tiểu cầu. Vì vậy, người bệnh và bác sĩ cũng cần hết sức chú ý" - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nói.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh: Nếu chúng ta không nhận biết được sớm dấu hiệu cảnh báo, không điều trị đúng có thể diễn biến rất nhanh, dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm tình trạng thoát dịch và tăng dẫn ống thành mặt. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, đau tức vùng gan, vật vã, li bì, lơ mơ.

Khi xét nghiệm máu có thể cho thấy tình trạng cô đặc máu hoặc siêu âm có thể thấy thoát dịch màng phổi, màng bụng. Dấu hiệu của hạ tiểu cầu như chảy máu tự nhiên, chảy máu chân răng, rong kinh, chảy máu mũi..., xét nghiệm máu cho thấy hạ tiểu cầu.

Theo chuyên gia, sau ngày thứ 3 - ngày thứ 7 của bệnh cần tái khám để đánh giá nguy cơ Dengue nặng hoặc đi khám ngay khi có dấu hiệu cảnh báo như khó chịu nhiều mặc dù đã đỡ sốt, đau bụng, nôn ói nhiều, mệt lả, bứt rứt, tay chân lạnh, ẩm, chảy máu mũi, miệng, hoặc xuất huyết âm đạo, thay đổi ý thức như lú lẫn, kích thích, vật vã hoặc li bì

Ngứa trong sốt xuất huyết Dengue:

Cũng liên quan đến công tác điều trị sốt xuất huyết, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai cho hay: Rất nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue từ ngày thứ 5-6 trở đi xuất hiện rất ngứa 2 lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí ngứa râm ran khắp người, 2 bàn tay, bàn chân đỏ ửng,... Ngứa nhiều thậm chí mất ăn ngủ mất ngủ, càng gãi càng ngứa tới mức ko chịu nổi….

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, thực ra đây là điều rất bình thường và khá phổ biến của Dengue. Khi xuất hiện tức là bạn đã ở giai đoạn hồi phục và sắp khỏi bệnh. Cơ chế là do quá trình tái hấp thu nước ngoại bào vào lòng mạch, tổ chức da đã được phục hồi sau khi tổn thương do virus và sự phản ứng quá mức của phức hợp kháng nguyên - kháng thể gây ngứa.

"Bạn chỉ cần uống thuốc kháng histamin chẳng hạn như Aerius 5mg ngày 1 viên, sau 2-3 ngày là sẽ khỏi bệnh" - PGS.TS Cường cho biết.

Ngành BHXH đảm bảo thanh quyết toán sớm nhất kinh phí khám chữa bệnh BHYT vượt tổng mứcNgành BHXH đảm bảo thanh quyết toán sớm nhất kinh phí khám chữa bệnh BHYT vượt tổng mức

SKĐS - BHXH Việt Nam chiều 17/11 cho biết đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố căn cứ Nghị định số 75 khẩn trương, tập trung rà soát, tổng hợp các phần kinh phí khám chữa bệnh BHYT vượt tổng mức trong các năm 2019, 2020, 2022 và đảm bảo hoàn thành thanh quyết toán sớm nhất theo quy định...

Thái Bình
Ý kiến của bạn