Đã có lời giải cho bài toán Bệnh án điện tử ở Việt Nam

23-11-2018 06:00 | Thời sự
google news

SKĐS - Xây dựng Đề án Y tế thông minh giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030, ngành y tế đặt mục tiêu đến năm 2021 sẽ hoàn thiện các phần mềm phục vụ công tác quản lý bệnh viện (HIS, LIS, PACS) và triển khai bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng 2 trở lên. Sau năm 2021 sẽ triển khai bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.

Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn phát biểu mở màn lễ trao giải.

Để thực hiện mục tiêu này, sáu bệnh viện đã được lựa chọn để triển khai thí điểm trong Dự án “Triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2018 - 2020”. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có dự án bệnh án điện tử nào được triển khai hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế. Việc chậm triển khai Bệnh án điện tử ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ sở y tế thì còn rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ lý do công nghệ và giải pháp như:

(1)      Các giải pháp EMR hiện nay thường là 1 phần của hệ thống quản lý bệnh viện (HIS) do vậy muốn triển khai EMR phải thay thế HIS dẫn đến phát sinh chi phí lớn đồng thời đảo lộn hoạt động hiện tại của Bệnh viện;

(2)      Để bảo mật thông tin bệnh nhân và quản lý phể duyệt bệnh án, các Bệnh viện hiện phải áp dụng chữ ký số. Tuy nhiện việc áp dụng chữ ký số cho các nhân viên y tế làm phát sinh chi phí rất lớn và làm chậm quá trình tác nghiệp;

(3)      Việc áp dụng bệnh án điện tử làm thay đổi thói quen sử dụng, hệ thống mẫu biểu phải lập trình lại thường xuyên làm phát sinh chí phí và thời gian triển khai rất lâu;

(4)      Việc kết nối khó khăn giữa hệ thống Bệnh án điện tử với các hệ thống thông tin y tế khác cũng hạn chế hiệu quả của áp dụng bệnh án điển tử trên thực tế.

Để giải quyết các bài toán khó này, thời gian vừa qua Cục CNTT Bộ Y tế đã kêu gọi các Công ty phần mềm tích cực đầu tư, nghiên cứu và hoàn thiện giải pháp EMR trong đó phải kể đến các doanh nghiệp như FPT, Viettel, Ehis, Isofh…đặc biệt Bộ Y tế còn phát động cuộc thi “Y tế thông minh 2018” để nhằm khuyển khích phát triển và tìm ra các sản phẩm phần mềm ứng dụng trong y tế, trong đó có giải pháp Bệnh án điện tử.

Ban tổ chức đã nhận được 42 sản phẩm dự thi của 23 đơn vị đến từ các Sở Y tế, bệnh viện và các công ty công nghệ thông tin trên toàn quốc. Từ đó, đã chọn ra 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải 3, 3 giải khuyến khích và 01 giải triển vọng nhất, trao cho những sản phẩm Y tế thông minh nhất và mang tính ứng dụng cao, giúp các cơ sở y tế lựa chọn được những phần mềm phù hợp để triển khai.

Cuộc thi được đánh giá thành công với nhiều giải pháp được trao giải. Đặc biệt, Ban tổ chức đã trao “Giải thưởng Triển Vọng Nhất’ cho giải pháp Bệnh án điện tử (EMR) của CTCP CLAS Healthcare, đây cũng là phần mềm EMR duy nhất được trao giải lần này.

Đại diện Công ty cổ phần CLAS Healthcare chụp hình lưu niệm cùng PGS. TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT cùng các thành viên Ban Giám Khảo.

Được biết CLAS Healthcare thành lập vào năm 2015 nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ chuyên sâu cho y tế. Công ty là đối tác sáng lập Microsoft Health Innovation Lab ở Việt Nam nhằm ứng dụng các công nghệ mới nhất vào các giải pháp y tế tại Việt Nam.

Với sự nỗ lực của đội ngũ phát triển phần mềm của CLAS Healthcare, Giải pháp Bệnh án điện tử đã được phát triển thành công. CLAS Healthcare đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ tại Mỹ và Việt Nam với 4 phát minh. So sánh với 10 phần mềm EMR hàng đầu thế giới hiện nay, giải pháp EMR của CLAS Healthcare cũng có nhiều điểm vượt trội như: khả năng linh động khi thay đổi mẫu biểu dùng công nghệ Microsoft Word, khả năng ứng dụng máy học (machine learning) và trí tụê nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu, chia sẻ dữ liệu bằng công nghệ Blockchain.

Đặc biệt khi áp dụng tại các cơ sở y tế của Việt Nam, Giải pháp EMR của CLAS Healthcare đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế đã ban hành (Thông tư 54/2017/TT-BYT). Giải pháp cũng giải quyết được các hạn chế hiện nay của các hệ thống Bệnh án điện tử khác và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các cơ sở y tế.

Với việc triển khai thành công giải pháp EMR của CLAS Healthcare, các cơ sở y tế và Bộ y tế đã có thể yên tâm vì bài toán Bệnh án điện tử đã có lời giải nhằm hoàn thiện Đề án Y tế thông minh giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030. Nhưng qua đó cũng cho thấy chiến lược phát triển công nghệ thông tin và cách làm của ngành y tế là hoàn toàn đúng đắn góp phần thu hút được sự quan tâm của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội vào việc phát triển và ứng dụng công nghệ bắt kịp cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

Hân Hân.


Ý kiến của bạn