Hà Nội

Đã có hơn 500 mắc, 3 ca tử vong do sởi, TPHCM đủ điều kiện công bố dịch?

23-08-2024 07:26 | Y tế

SKĐS - Tính từ đầu năm đến nay, tại TPHCM ghi nhận hơn 500 ca mắc sởi. Đáng chú ý, thành phố đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi. Vậy TPHCM đủ điều kiện công bố dịch?

Bộ Y tế kêu gọi đưa trẻ đi tiêm chủng thường xuyên và tham gia chiến dịch vaccine sởi để bảo vệ sức khoẻBộ Y tế kêu gọi đưa trẻ đi tiêm chủng thường xuyên và tham gia chiến dịch vaccine sởi để bảo vệ sức khoẻ

SKĐS - Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành quan tâm chỉ đạo Sở ban ngành, xây dựng và ban hành Kế hoạch tiêm chủng bổ sung vaccine Sởi-rubella, bố trí đầy đủ kinh phí, nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động...

Liên quan đến tình hình bệnh sởi, trước thông tin Sở Y tế TPHCM đã có đề nghị Ủy ban nhân dân TPHCM công bố dịch sởi, bên lề hội nghị hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024" với chủ đề "Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh" và phát động triển khai chiến dịch tiêm vaccine Sởi do Bộ Y tế; Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) phối hợp tổ chức chiều 22/8, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, việc công bố dịch cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

"Theo đánh giá của chúng tôi, TPHCM mặc dù có số ca mắc cao nhưng ngay từ đầu đã chuẩn bị rất tốt, có kế hoạch tiêm chủng vaccine sởi để chuẩn bị cho đợt dịch này" - TS Đức nói và cho biết thêm: Đối với việc công bố dịch, sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và khả năng đáp ứng của địa phương.

Đã có hơn 500 mắc, 3 ca tử vong do sởi, TPHCM đủ điều kiện công bố dịch?- Ảnh 2.

Việt Nam đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc, trong đó tại TPHCM ghi nhận hơn 500 ca mắc.

TS Đức cũng thông tin: Theo Luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, TPHCM đã đủ căn cứ để công bố dịch sởi. Tuy nhiên, việc công bố dịch còn căn cứ vào khả năng đáp ứng của thành phố.

Theo đó, quy định về với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, trong đó có bệnh sởi thì một xã, phường, thị trấn được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ ba năm gần nhất.

Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên.

Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.

"Như vậy theo quy định TPHCM có thể công bố dịch sởi. Tuy nhiên, việc công bố dịch ngoài theo quy định của luật còn căn cứ theo khả năng đáp ứng, nguồn lực và đánh giá chuyên môn của thành phố. Việc công bố dịch hay không sẽ do địa phương quyết định"- TS Hoàng Minh Đức cho hay.

TS Hoàng Minh Đức cho biết thêm, theo quy định, khi công bố dịch, vaccine và tất cả nguồn lực cần thiết các địa phương sẽ sử dụng tại chỗ, chứ Trung ương sẽ không hỗ trợ vì Trung ương chỉ hỗ trợ vaccine cho chương trình tiêm chủng thường xuyên, còn việc chống dịch thì địa phương phải tự chủ động.

Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc, trong đó tại TPHCM ghi nhận hơn 500 ca mắc. Các ca bệnh sởi có khoảng 50% bệnh nhân tại các tỉnh chuyển đến.

Sởi đã xuất hiện tại 57 phường xã, 16 quận huyện của thành phố. Trong đó, 9 quận huyện có 2 ca trở lên. 3 quận huyện có số ca sởi cao nhất là huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận Bình Tân.

Đáng chú ý, năm 2024, TPHCM đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi.

Liên quan đến dịch bệnh sởi tại TPHCM, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế TPHCM về việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, hiện nay tình hình bệnh sởi trên địa bàn TPHCM đang diễn biến phức tạp. Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu thấp nhất lây nhiễm nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế TPHCM khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi trên địa bàn toàn thành phố, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng.

Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị người bệnh sởi kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong, bao gồm các hoạt động trọng tâm như: Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện ứng phó với bệnh dịch, trong đó chủ ý kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch của đơn vị; Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dự phòng và ứng phó với bệnh dịch theo các mức độ, quy mô của dịch;

Ban hành các hướng dẫn, quy trình ứng phó khi có ca bệnh nhiễm, nghi nhiễm sởi đến khám tại đơn vị, bao gồm quy trình phân luồng, khám sàng lọc, cách ly, đưa người nhiễm vào khu điều trị; Sẵn sàng nguồn lực, các khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tạm thời cho người bệnh nhiễm, nghi nhiễm sởi tùy theo quy mô và chỉ đạo của chính quyền, cơ quan quản lý y tế địa phương...

Đồng thời bảo đảm đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết cho nhân viên y tế khám, điều trị, chăm sóc trực tiếp cho các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi; Tiến hành phối hợp điều tra dịch ngay khi có ca bệnh sởi đầu tiên.

Tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát lây nhiễm sởi, trong đó tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và cách ly kịp thời ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các trường hợp nhẹ, không có biến chứng có thể hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà, trạm y tế;

Thực hiện cách ly ngay người bệnh nghi ngờ hoặc được chẩn đoán mắc sởi trong phòng cách ly có thông khí tốt, cách xa các phòng bệnh khác hoặc khu vực đông người đi lại;

Áp dụng phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường không khí cho người bệnh sởi trong giai đoạn lây nhiễm.

WHO và UNICEF: Các tỉnh thành cần coi chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi là ưu tiên hàng đầuWHO và UNICEF: Các tỉnh thành cần coi chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi là ưu tiên hàng đầu

SKĐS - TS Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam thông tin: Tổ chức Y tế giới đã hoàn tất việc mua sắm khẩn cấp hơn 1 triệu liều vaccine sởi - rubella để ứng phó với dịch bệnh và tiêm chủng tăng cường tại các khu vực có nguy cơ cao nhất của Việt Nam.

Ca mắc sởi tại TPHCM tăng nhanh, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnhCa mắc sởi tại TPHCM tăng nhanh, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnh

SKĐS - TPHCM đã ghi nhận gần 600 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 346 ca dương tính sởi. TPHCM cũng đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi. Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có văn bản gửi Sở Y tế TPHCM đề nghị tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám chữa bệnh...

Thái Bình
Ý kiến của bạn