ThS.BS. Lê Minh Đức - chuyên khoa tim mạch, BV FV - người đầu tiên xử lý bệnh tình ông William - ghi nhận lúc nhập viện, bệnh nhân có tình trạng thừa cân béo phì, huyết áp lên cao 170 - 180, mồ hôi vã ra, hơi thở vô cùng khó khăn và vang dội khắp phòng như tranh thủ hớp từng ngụm thở, đến mức “cả khoa cấp cứu cũng có thể nghe tiếng thở của ông ấy”.
Suýt tử vong vì “sát thủ” gây đột tử cao
“Nguyên nhân nằm ở tim hoặc phổi, thậm chí là cả hai. Theo kinh nghiệm, nguyên nhân do tim nhiều hơn, tim yếu nên nhịp tim bị rối loạn và làm ứ nước ở phổi. Y khoa gọi là phù phổi, giống như bị “chết đuối trên cạn” vậy. Tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm”, BS. Đức nhớ lại.
Ngay lập tức, BS. Đức đã dùng thuốc nội khoa bằng đường uống và truyền, thải dịch ra khỏi cơ thể, hút bớt nước để tránh quá tải tim… rồi dần ổn định những triệu chứng trước mắt. Vừa kiên nhẫn theo dõi vừa chuẩn bị các thủ tục và xét nghiệm tiếp theo, BS. Đức vui mừng khi tình trạng bệnh nhân khá lên sau 2 - 3 giờ.
Như vậy, nhờ suy luận đúng hướng và tận lực, các bác sĩ bước đầu đã giải quyết tức thời nguy cơ “đột tử” của bệnh nhân. Dù thoát khỏi chứng phù phổi nguy hiểm, bệnh nhân vẫn còn biểu hiện rối loạn nhịp tim, rung nhĩ. Khi tình hình ổn định hơn, BS. Đức liền chuyển bệnh nhân cho BS. Huỳnh Ngọc Long - Trưởng khoa Tim mạch của BV FV, người được mệnh danh là bàn tay vàng, là một trong top 5 bác sĩ can thiệp tim mạch giàu kinh nghiệm - nhằm giải quyết nguyên nhân chính gây ra bệnh.
Hóa giải hiểm nguy, “cắt gốc” cơn bệnh
Cầm trên tay kết quả các xét nghiệm và chụp mạch vành của ông William, BS. Long đánh giá bệnh nhân này đang mang nhiều bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, thận mạn.
“Bệnh nhân không kiểm tra sức khỏe thường xuyên nên tình trạng quá nặng, nếu không nhanh tay xử lý sẽ trễ. Mạch ông khá to nhưng nhánh liên thất trước và nhánh mạch vành phải ở đoạn đầu đều đã tắc tới 90%, bị rung nhĩ, không khác gì người khổng lồ bị… bóp cổ vậy”, BS. Long chia sẻ.
Lúc này, bằng kinh nghiệm từng phẫu thuật can thiệp hơn 10.000 thành công, BS. Long đã tinh chuẩn xử lý từng chướng ngại của bệnh nhân tại phòng Can thiệp Tim mạch (Cathlab), BV FV. BS Long từng bước nong các đoạn tắc và đặt 1 stent kích thước 3,5x48mm vào nhánh liên thất trước và 1 stent kích thước 3,5 x 23mm ở nhánh mạch vành phải. Điều thách thức đó là mạch máu của bệnh nhân lớn hơn của người bình thường, đoạn tắc lớn và phải nong với áp lực cao… sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ vỡ mạch máu nếu tay nghề không đủ vững vàng.
Sau 70 phút tập trung cao độ, BS. Long đã hoàn thành ca mổ và tình hình đã chuyển biến một cách kì diệu: bệnh nhân khỏe hơn, tim hết rung nhĩ và trở về nhịp xoang đều.
Thông thường, những trường hợp tắc mạch dẫn tới suy tim có khả năng sẽ làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không cứu chữa kịp thời, thậm chí là sẽ không đủ thời gian nếu chẩn đoán chậm hoặc sai hướng. Sự phối hợp ăn ý và đúng đắn giữa bác sĩ nội khoa và bác sĩ thông tim, bên cạnh trang thiết bị là phòng Cathlab hiện đại, đã tạo thành một vòng tròn điều trị triệt để và toàn diện và thành công đối với trường hợp bệnh nhân William Arthur Spiers.
“Bệnh nhân nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhất là nhóm trong nguy cơ dễ mắc các bệnh tim mạch. Đừng bao giờ để bệnh tình quá nặng, nếu đến bệnh viện không kịp thời, người bệnh có thể sẽ gặp các biến chứng nặng, thậm chí là tử vong”, BS. Long khuyến cáo.
l Từ tháng 5/2018, BV FV đưa vào hoạt động Trung tâm Can thiệp Tim mạch (Cathlab) với tổng số vốn đầu tư trên 1,6 triệu USD. Trung tâm Cathlab sở hữu hệ thống máy móc, công cụ hiện đại là “cánh tay đắc lực” giúp các bác sĩ chẩn đoán và cứu chữa kịp thời những ca bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu, phình động mạch, nhồi máu cơ tim, hở van tim… l Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ Can thiệp Tim mạch của BV FV có nhiều năm kinh nghiệm, đứng đầu là Trưởng khoa - BS. Huỳnh Ngọc Long với hơn 10.000 ca can thiệp thành công giúp bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh lý tim mạch tại bệnh viện đạt chuẩn quốc tế. BS. Huỳnh Ngọc Long - Trưởng khoa tim mạch bệnh viện FV (thứ 3 từ trái sang) cùng êkíp trong phòng Cathlab |