Các bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhi 9 tháng tuổi bị biến chứng viêm não do sởi, đe dọa tử vong. Trong quá trình điều trị, gia đình đã nhiều lần xin đưa trẻ về nhà“chờ chết”, song với sự quyết tâm cứu sống người bệnh, các y bác sĩ đã hồi sinh sự sống cho em.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, đây là ca biến chứng viêm não đầu tiên trong giai đoạn cấp được chữa khỏi. Ở giai đoạn này, nếu đã được cứu chữa thành công thì hầu như không để lại di chứng nào đáng tiếc. Trong khi, đa số các ca biến chứng viêm não sau sởi nếu được chữa khỏi thì để lại di chứng nặng nề.
Bé Nam đã khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và chuẩn bị xuất viện. Ảnh: D.Hải
Bệnh nhi là bé Nguyễn Trường Nam, 9 tháng tuổi (quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh) được chuyển đến khoa Nhi, BV Bạch Mai ngày 19/4/2014 trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, độ bão hòa oxy dưới 90%. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành đặt máy hỗ trợ thở cho trẻ, điều trị bằng các thuốc chống co giật…
Trước đó 10 ngày, trẻ có dấu hiệu sốt và được chuyển đến BVĐK tỉnh Bắc Ninh điều trị, tình trạng bệnh có tiến triển, bệnh nhi hết sốt nhưng 5 ngày sau trẻ sốt lại khiến bệnh nặng lên rất nhanh. Trẻ có dấu hiệu khó thở, nổi ban rồi được chuyển lên BV Nhiệt đới TƯ điều trị trong 3 ngày. Tại đây, bệnh nhi đã có dấu hiệu viêm phổi, đang trong quá trình điều trị thì xuất hiện các cơn co giật, hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy, và chẩn đoán theo dõi viêm não do sởi. Sau đó, bệnh nhi được chuyển sang khoa Nhi, BV Bạch Mai điều trị.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng và BS Vũ Hữu Thời kiểm tra phim chụp của bệnh nhi. Ảnh: D.Hải.
“Yếu tố tâm lý, tâm linh của không ít các bậc phụ huynh đã gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị cho bệnh nhi. Thậm chí có trường hợp gia đình xin cho con về để nếu trẻ ra đi thì cũng có thể… chết đúng giờ. Các bác sĩ rất vất vả khi vừa phải cứu chữa người bệnh, vừa hết lời giải thích cho gia đình hiểu. Trong lúc cấp bách như vậy, đáng lẽ người nhà cần hợp tác với các bác sĩ thì hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn”- PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
“Cái khó của ca bệnh này là trẻ mới 9 tháng tuổi, vừa viêm phổi lại vừa viêm não, sau 8 ngày thở máy tình trạng bệnh nhân trở nên nặng nề, cơ thể suy giảm miễn dịch nặng, có lúc cơ thể tím đen, co giật liên tục, hôn mê sâu, đe dọa tử vong. Chứng kiến cảnh con em mình như vậy, gia đình đã nhiều lần xin về, chúng tôi vừa cứu chữa vừa phải giải thích tình trạng bệnh, còn nước còn tát chứ không thể rút máy thở khi vẫn còn cơ hội cứu chữa. Do đó, chúng tôi đã quyết định giữ trẻ lại điều trị và kết quả cuối cùng đã đưa cháu trở về khỏe mạnh bên gia đình”- PGS. Dũng nói.
BS. Vũ Hữu Thời (khoa Nhi) cho biết, cũng trong quá trình điều trị cho bé Nam, xuất hiện tình trạng bong da toàn thân. Trường hợp này đáng ngại nhất là da non dễ gây nhiễm trùng trên cơ thể trẻ nhiễm sởi đã giảm sức đề kháng. Do đó, các y bác sĩ phải chăm sóc ngoài da rất tỉ mỉ, giữ vệ sinh sạch sẽ, chống vi khuẩn yếm khí, bội nhiễm, tụ cầu…
Đến nay đã tròn 1 tháng trẻ được điều trị tại khoa Nhi, những lo lắng của gia đình sẽ mất đi đứa con chưa tròn một tuổi đã tan biến, thay vào đó là niềm vui đoàn tụ. Các bác sĩ đã cứu sống được ca bệnh tưởng chừng như không thể cứu chữa. Người mẹ trẻ sinh năm 1991 đã nở trên môi nụ cười sau những tháng ngày đẫm nước mắt khi thấy con mình khỏe mạnh, hồng hào, chân tay cử động hết sức linh hoạt….
PGS. Dũng khuyến cáo, với bệnh nhi sởi, nếu tổn thương não, xuất hiện các triệu chứng co giật, sốt cao cần nghĩ ngay đến biến chứng viêm não để có hướng điều trị kịp thời, tránh nguy cơ tử vong.
Sau 1 tháng điều trị, bé Nguyễn Trường Nam đã khoẻ mạnh, nhanh nhẹn đùa nghịch với mọi người.
Dương Hải
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Cuộc chiến chống dịch sởi: Y bác sĩ quên ăn chống dịch
- Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đề tài quốc gia nghiên cứu sởi
- Dịch sởi: Đôi lời từ “tâm bão”