Cứu sống thanh niên tắc động mạch phổi cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết

07-08-2013 10:41 | Tin nóng y tế
google news

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cứu sống bệnh nhân Ngô Văn X. (27 tuổi) bị tắc động mạch phổi cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết.

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cứu sống bệnh nhân Ngô Văn X. (27 tuổi) bị tắc động mạch phổi cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết.

Bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng ngất, khó thở, sưng đau chân bên trái, nhịp thở nhanh… Kết quả xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi cho thấy bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp huyết động không ổn định. Huyết khối tĩnh mạch chậu trái. Các bác sĩ đã quyết định dùng thuốc tiêu sợi huyết (thuốc làm phá hủy cục máu đông) cứu sống bệnh nhân. Sau khi được hồi sức, thở oxy dùng thuốc chống đông và truyền thuốc tiêu sợi huyết, tình trạng bệnh nhân nhanh chóng được cải thiện.
Cứu sống thanh niên tắc động mạch phổi cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết 1
Hình ảnh tắc động mạch phổi phải....
Cứu sống thanh niên tắc động mạch phổi cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết 2
và hình ảnh tắc động mạch phổi trái. 
Ảnh: BS. Hoàng Hải.

Đây là bệnh nhân trẻ tuổi nhất bị tắc động mạch phổi cấp được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc tiêu sợ huyết tại BV. Lúc đầu bệnh nhân có bị chấn thương phần mềm ở cổ chân trái, sau 20 ngày thấy chân trái sưng nên nghĩ là do đụng giập hoặc nhiễm khuẩn. Ở những người trẻ có thể có bệnh lý tăng đông tiềm tàng, khi gặp điều kiện thuận lợi như sau mổ, chấn thương, nhiễm khuẩn, có thai, dùng thuốc tránh thai đường uống...có thể dẫn đến xuất hiện cục máu đông ở tĩnh mạch, rồi gây tắc động mạch phổi cấp.

Các bác sĩ cho biết, chẩn đoán tắc động mạch phổi gặp nhiều khó khăn do triệu chứng lâm sàng thường thay đổi và không đặc hiệu, khiến cho nhiều bệnh nhân tắc động mạch phổi chủ quan đến viện muộn hoặc dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Nhiều trường hợp tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện hoặc ngay khi nhập viện. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp khó thở là dấu hiệu hay gặp nhất, ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức. Ngoài ra, các dấu hiệu khác như nhịp thở nhanh, đau ngực khi hít sâu, hoặc đau ngực kiểu tức nặng, ngất, ho ra máu,vã mồ hôi, chân tay lạnh, sưng đau chân một bên, hoặc tụt huyết áp có thể là các dấu hiệu gợi ý cần phải vào viện để khám cấp cứu.

Dương Hải

Ý kiến của bạn