Trong 4 ca thai ngoài tử cung, bệnh nhân Nguyễn Thi Trúc K, ở xã Bình Long, huyện Bình Sơn là trường hợp nặng nhất. Khi phát hiện bệnh nhân có các dấu hiệu đau bụng, nôn nhiều lần, người nhà đã đưa bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán là thai đã được khoảng 7 tuần, thai ngoài tử cung, choáng, mất nhiều máu.
Sau khi hội chẩn liên viện, nhận thấy đây là một trường hợp nguy kịch, bệnh nhân được chuyển qua mổ cấp cứu tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh. Trong quá trình cấp cứu, hơn 3 lít máu chảy tràn trong bụng bệnh nhân đã được các bác sĩ hút ra ngoài và được khâu cầm máu. Bệnh nhân được hồi sức tích cực và truyền bổ sung 10 đơn vị máu. Ca mổ đã cứu sống bệnh nhân. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Cận cảnh ca phẫu thuật sừng trái tử cung vỡ.
Một ca thai ngoài tử cung vô cùng nguy kịch khác là trường hợp bệnh nhân Phạm Thị D, ở xã Ba Vì, Huyện Ba Tơ. Được chuyển từ bệnh viện tuyến huyện lên Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh trong tình trạng thái thai được 15 tuần, bệnh nhân choáng, buồn nôn, da xanh niêm mạc nhợt nhạc, người mệt mỏi. Đươc bác sĩ khám và chẩn đoán thai sừng trái tử cung vỡ, nếu không cấp cứu kịp thời nguy cơ tử vong cao. Sau chẩn đoán, bệnh nhân được đưa ngay vào phòng mổ. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện khối thai đã có hình hài nằm ở sừng trái tử cung, toác và chảy máu nhiều. Bệnh nhân mất gần 2 lít máu và phải liên tục truyền máu. Với sự nỗ lực hết mình, kíp mổ đã thực hiện thành công ca mổ, cứu sống bệnh nhân, bảo toàn được tử cung.
Hai ca còn lại từ Bệnh viện đa khoa Phúc Hưng và từ Bệnh viện huyện chuyển đến cũng được mổ cứu sống. Số lượng máu truyền mỗi ca trên 10 đơn vị.
Theo các bác sĩ hiện nay, thai ngoài tử cung chiếm tỉ lệ 4,5- 10,5%. Trên 1000 thai phụ khoảng 4-10 người bị thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có nghĩa là sau khi trứng thụ tinh không phát triển trong lòng tử cung mà phát triển ngoài tử cung ở vòi trứng (chiếm 95%), buồng trứng, cổ tử cung, góc sừng tử cung.
Khi thai bám ngoài tử cung sự phát triển của thai không được đầy đủ về dinh dưỡng cũng như nơi làm tổ sẽ đưa đến tình trạng đau bụng, ra huyết âm đạo bất thường và vỡ gây xuất huyết nội, choáng rất nguy hiểm đến tính mạng.
Thai ngoài tử cung là một bệnh lý không mong đợi ở những phụ nữ mong muốn có con nhưng đôi khi không tránh được mà phải chấp nhận. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, đối với những phụ nữ chưa muốn có con để phòng ngừa thai ngoài tử cung nên có biện pháp ngừa thai chắc chắn và thích hợp (thuốc ngừa thai, bao cao su,…) không nên nạo phá thai bừa bãi vì đó là một trong những nguyên nhân gây thai ngoài tử cung và vô sinh sau này.
Nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí tử vong. Người bệnh đau bụng dữ dội, khát nước, bủn rủn muốn xỉu, mặt nhợt nhạt, khó thở... Cần phát hiện sớm lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ để điều trị kịp thời.
Theo thống kê, cứ 1.000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc do nạo phá thai. Tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng... cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, phụ nữ nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân