Theo lý thuyết, khi trái tim ngừng đập cũng đồng nghĩa với sự sống đã khép lại, tuy nhiên vẫn có những trường hợp trái tim gần như đã ngừng đập mà sự sống vẫn trở về với người bệnh. Đó là sự hồi sinh kỳ diệu. Mới đây, tập thể các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đã làm nên sự kỳ diệu ấy - cứu sống bệnh nhân bị viêm cơ tim tối cấp nhờ ứng dụng thành công bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo tại giường (ECMO).
12 giờ cam go
Bệnh nhân Th. đang được chạy máy ECMO. |
Trái tim hồi sinh
Thật kỳ diệu những ngày sau đó, nhịp tim tăng dần lên mức 45 l/p – 110 l/p, sóng điện tim trở về bình thường. Hằng giờ, bệnh nhân được theo dõi sát sao, được làm các xét nghiệm để điều chỉnh kịp thời. Hằng ngày, được siêu âm tim tại giường, sau 4 ngày, EF lên 52% (Ejection Fraction - phân xuất tống máu bình thường cao hơn 50%).
Viêm cơ tim cấp dễ nhầm với cảm sốt Theo các bác sĩ, viêm cơ tim cấp là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao, trong thời gian rất nhanh nếu không kịp phát hiện và nhập viện. Bệnh do các loại virus Coxsackie, cúm… lây từ người sang người. Khi vào cơ thể, virut sẽ làm tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim dẫn đến trụy mạch khiến tim dãn to, cơ tim co bóp rất yếu, men tim tăng do các tế bào cơ tim bị hủy hoại. Bệnh nhân thường được phát hiện muộn, do vậy, nguy cơ tử vong là rất cao. Trường hợp chị Th. may mắn thoát chết do được chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ cũng khuyến cáo những người có biểu như như cảm cúm (ho, khò khè, sổ mũi) kèm theo khó thở, đau ngực, da tái, chân tay lạnh…; ở trẻ nhỏ bỏ bú, lười ăn, ngủ li bì khó đánh thức…, cần đến cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân, tránh bỏ sót sẽ nguy hiểm tính mạng. |
BS. Phạm Thế Thạch cho biết, quá trình thực hiện ECMO thay tim được hiểu là: Máu được lấy ra từ tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch trung tâm qua ống thông lớn qua hệ thống motơ quay tốc độ 500-3000 vòng/phút, với phương thức ly tâm từ trường để trao đổi ôxy (nhận ôxy), thải CO2. Sau đó máu đã được làm giàu ôxy, được bơm trở về động mạch chủ dưới hoặc tĩnh mạch trung tâm, thực chất là làm thay công việc của tim và phổi.
PGS.TS. Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Kĩ thuật ECMO có thể được áp dụng cho việc hỗ trợ chức năng tim – phổi khi có suy tim nặng, sốc tim hay các suy hô hấp cấp tiến triển nặng mà không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thường quy cũng như hồi sức nâng cao. Kỹ thuật tiên tiến này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: hồi sức cho những trẻ sơ sinh non yếu có phổi chưa trưởng thành, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển nặng như: cúm H5N1, H1N1 nặng mà các máy hỗ trợ hô hấp không hiệu quả; viêm phổi do vi khuẩn hoặc do các tình trạng sốc nguyên nhân do tim như: do viêm cơ tim cấp hoặc nhồi máu cơ tim nặng, nhồi máu phổi nặng, suy tim nặng chờ ghép tim…
Theo TS. Bình, kỹ thuật ECMO được Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai áp dụng đến nay đã cứu sống nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nặng về tim hoặc phổi cấp tính và đã cứu sống 4 bệnh nhân sốc tim viêm cơ tim nặng hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng.
Khánh Mai