Cứu sống bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dây não

14-10-2013 08:47 | Tin nóng y tế
google news

Theo tin từ khoa Hồi sức tích cực chống độc (HSTCCĐ) - BVĐK tỉnh Quảng Trị, khoa vừa tiếp nhận bệnh nhân Hồ Văn Trãi, ở thôn Miệt, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa được chuyển từ BVĐK huyện Hướng Hóa trong tình trạng rối loạn ý thức nặng, co giật, tăng tiết, sốt nhẹ,

Theo tin từ khoa Hồi sức tích cực chống độc (HSTCCĐ) - BVĐK tỉnh Quảng Trị, khoa vừa tiếp nhận bệnh nhân Hồ Văn Trãi, ở thôn Miệt, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa được chuyển từ BVĐK huyện Hướng Hóa trong tình trạng rối loạn ý thức nặng, co giật, tăng tiết, sốt nhẹ, các hệ chức năng khác bình thường (bệnh nhân từng điều trị chống co giật, không rõ bệnh lý 3 năm nay). Sau khi thăm khám bệnh nhân, các bác sĩ Khoa HSTCCĐ tiến hành làm các xét nghiệm máu (huyết học, hóa sinh, vi sinh), xét nghiệm phân để tìm trứng sán dây và chụp não. Các kết quả xét nghiệm cho thấy, máu của bệnh nhân trong giới hạn bình thường, không thấy trứng sán dây trong phân; có rất nhiều vôi hóa 2 bán cầu não, nang não thất bên phải gợi ý cho thấy khả năng nhiễm ấu trùng sán dây ở não, bên cạnh đó phù não rải rác cả 2 bán cầu. Từ các thông tin trên, Khoa HSTCCĐ đã đưa ra chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dây não. Các bác sĩ đã tiến hành điều trị chống phù não, chống động kinh và các biện pháp hỗ trợ khác. Để xác định chính xác chẩn đoán, Khoa HSTCCĐ đã gửi mẫu huyết thanh vào Khoa Ký sinh trùng Trường đại học Y Dược Huế để làm xét nghiệm ELISA (phản ứng hấp thụ miễn dịch liên kết men). Kết quả xét nghiệm cho thấy, huyết thanh sán dây dương tính. Sau khi đã khẳng định chẩn đoán, bệnh nhân Hồ Văn Trãi được các bác sĩ Khoa HSTCCĐ điều trị bằng thuốc diệt ấu trùng sán dây đặc hiệu. Hiện sức khỏe bệnh nhân dần được cải thiện, tự đi lại, sinh hoạt bình thường.

Theo các bác sĩ đã điều trị cho anh Trãi, bệnh sán dây lây nhiễm vào người qua đường tiêu hóa theo 2 phương thức: Lây nhiễm do ăn phải ấu trùng sán dây ở thịt lợn, thịt bò chưa được nấu chín, vào cơ thể người, ấu trùng sẽ phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành ở ruột non hoặc lây nhiễm do ăn phải trứng sán dây lợn, sán dây bò rơi vãi ở ngoại cảnh (thường gặp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi gia súc thả rông, qua nước uống, rau sống rửa không sạch), trứng sán dây qua đường tiêu hóa sẽ phát triển thành nang kén theo đường máu đến ký sinh ở da, các hệ cơ vân, mắt và não.
K.S

Ý kiến của bạn