Chia sẻ cảm xúc khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu hồi tỉnh tốt, BS Nguyễn Tuấn Đạt, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết: “Mặc dù bệnh nhân vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn kéo dài, tiên lượng rất xấu. Toàn bộ kíp trực nhanh chóng triển khai các biện pháp hồi sức tích cực, hội chẩn cấp cứu và triển khai kỹ thuật hạ thân nhiệt ngay lập tức.
BS Đạt cho biết, ngày 6/3, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trường hợp bệnh nhân (BN) JG, 23 tuổi, quốc tịch Australia.
Qua khai thác bệnh sử được biết, khoảng 15h45’ ngày 6/3, trong lúc đang tập Gym, BN đột ngột ngừng tuần hoàn, một nhân viên y tế đang tập bên cạnh đã tiến hành ép tim tại chỗ trong 5-7 phút.
Sau đó được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đã ngừng tuần hoàn, đồng tử 2 bên giãn. Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã lập tức tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn một cách rất tích cực và khẩn trương: Ép tim, bóp bóng oxy, thuốc vận mạch liều cao, sốc điện nhiều lần, cấp cứu trong khoảng 40 phút BN có hồi phục nhịp tim, huyết áp với liều thuốc vận mạch cao.
Đến 18h15 cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến Khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử 2 bên giãn to, PXAS yếu.
Bệnh nhân được hồi sức tích cực và ngay lập tức được hội chẩn cấp cứu, có chỉ định thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt điều trị.
Kỹ thuật tiến hành thuận lợi, tuy vậy, trong quá trình thực hiện kỹ thuật, BN vẫn hôn mê, thở máy, dùng thuốc nâng huyết áp, phổi có xu hướng tổn thương nặng lên.
Sau 3 ngày kết thúc liệu trình điều trị, ý thức BN cải thiện hơn, đã có thể nhận ra người thân, BN không còn phải dùng thuốc nâng huyết áp, tự thở, rút được ống NKQ, 5 ngày sau, BN đã có thể giao tiếp với mọi người và được xuất viện an toàn.
Chia sẻ cảm xúc khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu hồi tỉnh tốt, BS Nguyễn Tuấn Đạt, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết: “Mặc dù bệnh nhân vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn kéo dài, tiên lượng rất xấu. Toàn bộ kíp trực nhanh chóng triển khai các biện pháp hồi sức tích cực, hội chẩn cấp cứu và triển khai kỹ thuật hạ thân nhiệt ngay lập tức.
Bệnh nhân được theo dõi sát sao theo quy trình điều trị hạ thân nhiệt. Sự phục hồi của bệnh nhân sau đó chính là phần thưởng rất có ý nghĩa tặng cho các nhân viên y tế chúng tôi”.
Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt cứu nhiều trường hợp bệnh nhân "thập tử nhất sinh"
TS. Nguyễn Văn Chi, Phó khoa Cấp cứu A9 cho biết: “Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy là phương pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt BN xuống mức dưới 360C (33-360C). Hạ thân nhiệt giúp giảm chuyển hoá cơ thể, giảm nhu cầu tiêu thụ oxy, cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm sản sinh các chất oxy hoá tự do để bảo vệ não và các mô cơ quan”.
Có hai phương pháp được dùng để hạ thân nhiệt là làm lạnh ngoài cơ thể (làm lạnh bề mặt) là kỹ thuật sử dụng nhiều tấm phủ hoặc miếng dán bọc quanh các chi và thân người để làm lạnh trực tiếp trên bề mặt da và phương pháp làm lạnh trong cơ thể (làm lạnh nội mạch): là kỹ thuật sử dụng một catheter được đặt vào trong tĩnh mạch trung tâm của cơ thể có các bóng nối với hệ thống làm lạnh để làm lạnh toàn cơ thể. Kỹ thuật Hạ thân nhiệt đã được triển khai ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Australia.
Năm 2015, Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật điều trị hạ thân nhiệt nội mạch. Đến nay trên 30 bệnh nhân đã được cứu sống, trở về cuộc sống bình thường như bệnh nhân JG.
Giám đốc BV Bạch Mai- Ông Nguyễn Quốc Anh chúc mừng một bệnh nhân được cứu sống bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt ngày xuất viện
Những bệnh cảnh có thể đáp ứng tốt với kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy là BN hôn mê sau ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, để kỹ thuật đạt được hiệu quả tối đa thì việc sơ - cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay tại nơi xảy ra là vô cùng quan trọng: Ngay sau khi được xác định ngừng tuần hoàn, Bệnh nhân cần được ép tim ngoài lồng ngực càng sớm càng tốt và gọi hỗ trợ; Ép tim liên tục với tốc độ trên 100 nhịp/phút (100 – 120 nhịp /phút), ép để đạt được độ lún lồng ngực từ5 – 6 cm, trường hợp có người hỗ trợ có thể thổi ngạt (30 nhịp ép tim/2 lần thổi ngạt).