Cứu sống bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do vỡ u xương hàm

06-06-2013 09:26 | Tin nóng y tế
google news

Ngày 4/6, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương (RHMTW) cho biết, các bác sĩ của BV đã phẫu thuật thành công cứu sống bệnh nhân Trần Văn Lợi, 18 tuổi, ở xóm 7, xã Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, bị u máu trong xương hàm dưới (u máu thông động tĩnh mạch).

Ngày 4/6, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương (RHMTW) cho biết, các bác sĩ của BV đã phẫu thuật thành công cứu sống bệnh nhân Trần Văn Lợi, 18 tuổi, ở xóm 7, xã Tân Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, bị u máu trong xương hàm dưới (u máu thông động tĩnh mạch).

Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện ngày 31/5 trong tình trạng khối u bị vỡ, lượng máu chảy ồ ạt quá nhiều từ vị trí chân răng số 7 và số 8. Chị Hoàng Thị Giang (mẹ của bệnh nhân) cho biết, người nhà rất hoảng hốt khi thấy máu chảy ra từ miệng bệnh nhân ồ ạt như vòi phun nước, thấm ướt cả chiếc khăn bông to và phải hứng cả bằng chậu. Trong vòng vài phút, bệnh nhân mất rất nhiều máu, có biểu hiện choáng. BS.TS. Lê Ngọc Tuyến - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật và tạo hình hàm mặt trực tiếp thực hiện kíp phẫu thuật cho biết, chỉ chậm vài phút nữa bệnh nhân sẽ bị trụy mạch và tử vong do mất nhiều máu và bị sặc hay bít đường thở vì lượng máu chảy tràn ở trong miệng gây tắc phế quản. Trước tình trạng rất nguy cấp, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành nút tĩnh mạch để hạn chế quá trình chảy máu trong khi phẫu thuật, đồng thời đặt nội khí quản để thông tắc đường thở cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 4 giờ đồng hồ, bệnh nhân được cắt toàn bộ khối u và ½ xương hàm dưới. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân phải truyền 1,2 lít máu để bù lại lượng máu đã mất. Sau mổ, hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã dần bình phục, tỉnh táo, ăn cháo và uống được sữa. Dự kiến, sau khoảng 6 tháng cắt bỏ khối u, bệnh nhân sẽ được tiếp tục phẫu thuật tạo hình hàm mặt để phục hồi các chức năng ăn, nhai, nuốt, nói và đảm bảo thẩm mỹ.
Cứu sống bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do vỡ u xương hàm 1
 Phẫu thuật cắt bỏ 1/2 xương hàm dưới của bệnh nhân.

Theo TS. Tuyến, u máu xương hàm là bệnh bẩm sinh, xuất hiện khoảng 90% khi trẻ 3 tuổi. Tuy nhiên, với những trường hợp u máu thể sâu, khối u nằm ở khung xương hàm dưới là thể nặng nhất (như bệnh của bệnh nhân Trần Văn Lợi) thì thường chỉ được phát hiện khi ở độ tuổi từ 10 - 20 tuổi. Bệnh biểu hiện ở hai thể: u thường động tĩnh mạch (biểu hiện sưng phồng phần mềm, một bên má sưng phồng) và u máu thể nguy hiểm (bệnh nhân nghe thấy tiếng rít lưu chuyển máu của các tĩnh mạch chỗ khối u hoặc có thể nhìn thấy các tĩnh mạch nở to dưới da, vùng da có màu đỏ hơn các vùng khác. Khi sờ tay vào thấy tĩnh mạch rung chuyển mạnh như tiếng nhịp tim đập, cúi đầu xuống sẽ thấy u to hơn hoặc khi bóp u sẽ xẹp. Tại BV RHMTW những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 3-4 ca u máu được xử lý cấp cứu tại BV.

TS. Tuyến khuyến cáo, bệnh nhân khi thấy triệu chứng bất thường cần đi khám kịp thời để phát hiện bệnh sớm, tránh tình trạng khối u bị vỡ đe dọa tính mạng bệnh nhân.        

 Loan Anh


Ý kiến của bạn