Cứu hộ 230 cá thể cầy vòi mốc quý hiếm

21-05-2025 18:08 | Xã hội
google news

SKĐS - Đây là đợt cứu hộ có số lượng cá thể lớn. Các cá thể cầy vòi mốc được phát hiện trong điều kiện nuôi nhốt chen chúc trong các chuồng chật hẹp, gầy yếu, bị thương do cắn nhau được đưa về chăm sóc trong môi trường tự nhiên.

Phát hiện 34 loài động vật hoang dã, quý hiếm trên bờ vực tuyệt chủng toàn cầuPhát hiện 34 loài động vật hoang dã, quý hiếm trên bờ vực tuyệt chủng toàn cầu

SKĐS - Tại Thanh Hóa có 1.811 loài động vật hoang dã, trong đó có 94 loài nguy cấp, quý, hiếm, 34 loài ở mức đe dọa toàn cầu được ghi trong Danh lục đỏ IUCN – 2012, 56 loài ở mức đe dọa của Việt Nam được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.

Chiều 21/5, Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife – SVW) cho biết vừa phối hợp cùng Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Pù Mát và Trung tâm Cứu hộ Động vật Hoang dã Hà Nội đã tiếp nhận và cứu hộ thành công 230 cá thể Cầy vòi mốc bị nuôi nhốt trái phép ở 2 trang trại tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Cứu hộ 230 cá thể cầy vòi mốc quý hiếm- Ảnh 2.

Cá thể cầy vòi mốc được cứu hộ, chăm sóc.

Đây là đợt cứu hộ có số lượng cá thể lớn nhất mà SVW từng thực hiện từ trước đến nay. Các cá thể cầy vòi mốc được phát hiện trong điều kiện nuôi nhốt chen chúc trong các chuồng chật hẹp, gầy yếu, bị thương do cắn nhau. Tất cả đều không có giấy tờ về nguồn gốc và được nuôi để sinh sản, cung cấp cho các nhà hàng trong nước.

Cứu hộ 230 cá thể cầy vòi mốc quý hiếm- Ảnh 3.

Các cá thể cầy được chăm sóc.

Hiện các cá thể đang được điều trị tích cực, chăm sóc y tế và cách ly phục hồi tại 3 trung tâm cứu hộ, với hy vọng một ngày không xa sẽ có thể trở về tự nhiên – nơi chúng thực sự thuộc về.

Cứu hộ 230 cá thể cầy vòi mốc quý hiếm- Ảnh 4.

Cầy vòi mốc là loài động vật hoang dã quý hiếm.

Cầy vòi mốc (Paguma larvata) là loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc Nhóm IIB, phụ lục I (Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP, bị cấm săn bắt, nuôi nhốt và buôn bán nếu không có giấy phép hợp pháp. Hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự với mức phạt từ 5 đến 12 năm tù theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giải pháp nào bền vững cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã?Giải pháp nào bền vững cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã?

SKĐS - Việc sử dụng vỏ bọc cơ sở nuôi để hợp pháp hóa động vật hoang bất hợp pháp do các quy định quản lý hiện hành còn bất cập đã tạo ra nhiều lỗ hổng. Trung tâm ENV đề xuất ban hành danh mục các loài được nhân nuôi.


Tô Hội
Ý kiến của bạn