Theo các bậc cao niên tại làng nghề Đông Khê cho biết, nghề làm hương tại đây đã có tuổi đời hơn 300 năm, thời kỳ cao điểm có khoảng 2/3 hộ dân trong làng làm công việc này. Những năm đỉnh điểm, làng nghề xuất ra thị trường hàng trăm vạn que hương, cung cấp cho nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo thời gian nghề dần mai một, hiện tại làng Đông Khê chỉ còn hơn hai chục hộ làm hương. Tuy nhiên, tất cả đều làm theo kiểu công nghiệp. Chỉ còn vài hộ vẫn làm hương thủ công truyền thống.
Hương Đông Khê đặc biệt bởi hương thơm trầm, nhẹ dịu, cháy hết nén và tàn hương vòng xoắn lộc. Hai loại hương nổi tiếng của làng nghề và được sản xuất nhiều nhất là hương sào và hương trăm.
Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, nghề làm hương tại làng Đông Khê dần chuyển đổi từ làm hương thủ công theo phương pháp se hoặc nhúng bột lên tăm sang sản xuất bằng máy đạp chân rồi sản xuất bằng máy điện.
Những người từng làm hương thủ công cho biết, việc làm hương bằng máy sẽ giảm bớt khó khăn đồng thời tăng năng suất. Tuy nhiên, làm hương bằng tay vẫn có những nét đặc trưng riêng, khiến khách hàng nhớ rằng chỉ tại Đông Khê mới có những mùi hương đặc biệt đó.
Trụ lại với nghề, gia đình ông Đoàn Văn Mậu (63 tuổi) đã có 3 đời làm hương truyền thống. Đây là hộ gia đình duy nhất còn sản xuất hương thường xuyên trong năm và cũng là hộ duy nhất còn làm hương bằng tay tại làng nghề Đông Khê.
Theo ông Mậu, việc làm hương bằng máy sẽ giảm bớt khó khăn đồng thời tăng năng suất. Tuy nhiên, làm hương bằng tay vẫn có những nét đặc trưng riêng, khiến khách hàng nhớ rằng chỉ tại Đông Khê mới có những mùi hương đặc biệt đó.
Ông Lưu Trọng Tài - Trưởng thôn Đông Khê cho biết: "Việc làm hương thủ công rất bận rộn vào những ngày lễ tết. Do hương Đông Khê được khách hàng ưa chuộng bởi mùi thơm dễ chịu và an toàn khi đốt nên cận những ngày lễ, Tết, hương trong làng xuất ra hàng vạn que, bán đi khắp các thị trường từ Bắc vào Nam".
Một số hình ảnh làng hương Đông Khê tất bật phục vụ Tết.
Mách Bạn 4 Cách Đơn Giản Phòng Ngừa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Trong Mùa Đông