Phân biệt nốt "bình thường" và nốt "bất thường"
Theo BS Phạm Thị Bích Đào, họng là cửa ngõ của các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, chính vì thế mà họng được cấu tạo đặc biệt, niêm mạc vùng họng có rất nhiều tổ chức lympho.
Có nơi các tổ chức lympho này tập trung lại thành đám gọi là các Amidan gồm có Amidan vòm, Amidan vòi, Amidan khẩu cái, Amidan lưỡi và hạch Gillet tạo thành vòng bạch huyết quanh hầu Waldayer.
Hình ảnh tổ chức lympho phần cuối lưỡi
Vậy những nốt, khối- mà các bạn nhìn thấy thường chỉ là những tổ chức lympho mà thôi tuy nhiên cần lưu ý rằng đây là nhiều nốt và ở cả hai bên của lưỡi, những nốt này có màu hồng thẫm, bề mặt nhẵn và ranh giới rõ.
Viêm amidan đáy lưỡi hoặc ung thư các tổ chức lympho vùng đáy lưỡi là những bệnh có thể gặp. Nếu các bạn nhìn thấy nốt xuất hiện một bên, sần sùi, có thể có điểm loét …có xu hướng to ra theo thời gian thậm chí có thể xuất hiện hạch vùng cổ tương ứng với nốt đó thì nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám xác định bệnh.
Viêm Amidan đáy lưỡi
Viêm Amidan đáy lưỡi có nguy hiểm?
Đối với bệnh viêm amidan có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do vi khuẩn, virus hay có khi cả nấm gây nên tình trạng viêm nhiễm Người vệ sinh răng miệng không tốt. Thời tiết thay đổi. Giảm sức đề kháng. Ảnh hưởng từ các bệnh lý đường hô hấp: viêm họng mạn tính, viêm mũi xoang, viêm amidan…
Biểu hiện viêm amidan đáy lưỡi:
Đau khi nuốt nước bọt hay ăn uống. Lưỡi bẩn, nhiều rêu lưỡi, lưỡi trắng. Vùng amidan đáy lưỡi cảm giác sưng, nóng, đau, khô rát. Sốt trong giai đoạn viêm cấp. Mệt mỏi, chán ăn, hơi thở có mùi.
Thăm khám định kỳ và điều trị sớm các bệnh lý tai mũi họng bởi chuyên gia uy tín.
Có thể có hạch cổ, hạch góc hàm. Viêm amidan đáy lưỡi nếu không được điều trị sẽ diễn biến khác nhau như: Bệnh tự lui sau 7-10 ngày chiếm 80%; Bệnh diễn biến nặng hơn lan xuống viêm thanh quản, viêm khí - phế quản.
Nếu do liên cầu beta tan huyết nhóm A có thể gây biến chứng toàn thân: Viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp cấp. Có thể làm cho tình trạng ngưng thở khi ngủ nặng lên.
Điều trị bệnh viêm amidan đáy lưỡi
Điều trị nội khoa: điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng giảm khó chịu cho bệnh nhân. Kháng sinh nếu do vi khuẩn, kháng nấm nếu nguyên nhân là do nấm… Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, giảm nề… Sử dụng thuốc súc họng, thuốc xịt họng chuyên dụng.
Phòng ngừa viêm amidan đáy lưỡi
Để phòng bệnh cần vệ sinh răng miệng hằng ngày, vệ sinh lưỡi đúng cách. Súc họng thường xuyên bằng dung dịch SMG Ag+, nước muối sinh lý. Xịt thuốc thảo dược bảo vệ họng. Tập thể dục, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Uống đủ nước và hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có gas. Thăm khám định kỳ và điều trị sớm các bệnh lý tai mũi họng bởi chuyên gia uy tín.
Do vậy, amidan sẽ có nhiều khe hốc. Khi ăn, thức ăn sẽ chui vào các khe hốc này, đọng lại, vôi hoá, đồng thời có sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong khối thức ăn này sẽ vôi h