Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng”do báo SK&ĐS tổ chức: Hành trình tìm tòi sáng tạo của các cây bút

21-06-2017 14:13 | Y tế
google news

SKĐS -Năm 2010, báo Sức khỏe&Đời sống lần đầu tiên tổ chức Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng”, về sự âm thầm cống hiến, tận tình chăm sóc chữa trị cho người bệnh của các thầy thuốc, của những tấm lòng thiện nguyện trên cả nước. Đến nay, cuộc thi đã bước sang năm thứ bảy. Qua 4 lần tổ chức với cùng một chủ đề mà vẫn thu hút được sự quan tâm của các tác giả và độc giả. Điều đó chứng tỏ tình cảm của xã hội dành cho ngành y rất lớn. Đó cũng là ý nghĩa lớn của cuộc thi: Tri ân các thầy thuốc với sự đồng cảm, chia sẻ, trân trọng.


Họp báo giới thiệu Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ III (năm 2013). Ảnh: TM

Họp báo giới thiệu Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ III (năm 2013). Ảnh: TM

Cuộc thi của một ngành nhưng có ý nghĩa đối với toàn xã hội

Có thể nói, con người từ lúc sinh ra đến khi mất đi thì những thời khắc quan trọng nhất luôn gắn liền với ngành y tế. Trong cuộc sống, chúng ta thường chỉ nghĩ cha mẹ là người nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta khôn lớn. Tuy nhiên luôn đồng hành với mỗi con người trong cuộc đời không thể thiếu bàn tay chăm sóc cứu chữa của người thầy thuốc.

Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết về những cống hiến âm thầm của các thầy thuốc "Sự hy sinh thầm lặng" sẽ diễn ra vào  19h30 ngày thứ tư 16/8/2017 tại Nhà hát Lớn số 1 Tràng Tiền. Chương trình được phát trực tiếp trên VTV1 vào 20h cùng ngày.

Không chỉ vậy, kể cả khi con người sa ngã, vướng vào tệ nạn thì người thầy thuốc cũng luôn là người động viên, chăm sóc và cứu chữa. Nhiều người trẻ đã nhìn thấy ý nghĩa của ngành y tế đối với xã hội và con người mà nuôi dưỡng ước mơ trở thành thầy thuốc để cứu chữa cho mọi người.Tổng biên tập Trần Sĩ Tuấn tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi tại Lễ phát động Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ IV (năm 2015). Ảnh: TM

Tổng biên tập Trần Sĩ Tuấn tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi tại Lễ phát động Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ IV (năm 2015). Ảnh: TM

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã từng tâm sự: “Ngành y là một ngành đặc biệt, chịu trách nhiệm về sức khỏe của con người, phải chịu đựng rất nhiều áp lực của nghề nghiệp. Đó là tai biến y khoa, đó là gánh nặng của xã hội. Ngành y chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng của đời người khi cất tiếng khóc chào đời cũng như chứng kiến sự đau đớn của con người lúc nhắm mắt xuôi tay. Để làm được điều đó, các cán bộ, nhân viên y tế phải có sự hy sinh thầm lặng... Hàng năm, ngành y tế khám, chữa bệnh cho hơn 140 triệu lượt người. Toàn ngành có 400.000 cán bộ, nhân viên đang ngày đêm làm việc, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ, cấp cứu, xử trí các tình huống khẩn cấp...”.

Nhà báo lão thành Hữu Thọ - nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên Ủy viên Trung ương Ðảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1995-2001)... Ông viết nhiều bài cho báo Sức khỏe&Đời sống, là cộng tác viên đặc biệt của Báo. Ông cũng là người gắn bó với cuộc thi Sự hy sinh thầm lặng ngay từ ngày đầu tiên cho đến phút cuối cùng của cuộc đời vào tháng 8/2015, với vị trí Chủ tịch Hội đồng giám khảo.

Về cuộc thi Sự hy sinh thầm lặng, nhà báo Hữu Thọ chia sẻ: Trong lúc xã hội rất nhiều sự lộn xộn, văn hóa xuống cấp, được tiếp xúc với rất nhiều tấm gương khiến người ta yêu đời hơn. Bên cạnh đó, nhà báo Hữu Thọ cũng nêu lên vấn đề cần truyền thông như thế nào để người dân có cái nhìn đúng đắn và khách quan đối với ngành y tế. Mặt khác, báo chí mới chỉ đề cập tới sự mệt mỏi của người dân khi đi khám bệnh, nhưng chưa ai nhắc tới sự mệt nhọc về cả thể xác lẫn tinh thần của người thầy thuốc khi đối mặt với người bệnh và sự quá tải.
Bộ trưởng Bộ Y tế tặng kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho nhà báo Hữu ThọBộ trưởng Bộ Y tế tặng kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho nhà báo Hữu Thọ trong Lễ phát động Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ IV (năm 2015). Ảnh: TM

Bộ trưởng Bộ Y tế tặng kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho nhà báo Hữu Thọ trong Lễ phát động Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ IV (năm 2015). Ảnh: TM

Chính vì thế, Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” do báo Sức khỏe&Đời sống tổ chức không chỉ là cuộc thi của một ngành mà có ý nghĩa với toàn xã hội, với mỗi một số phận con người. Một bệnh nhân được bác sĩ cứu khỏi án tử, một căn bệnh trọng... nhưng có khi chính họ chưa hiểu hết về con người đã đem lại cuộc sống thứ hai cho họ, nếu không có những bài viết sâu sắc từ cuộc thi mang tính nhân văn sâu sắc này.Nhà báo Hữu Thọ cùng Hội đồng Giám khảo nhận xét các bài viết Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ III (năm 2014). Ảnh: TM

Nhà báo Hữu Thọ cùng Hội đồng Giám khảo nhận xét các bài viết Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ III (năm 2014). Ảnh: TM

Hội đồng giám khảo uy tín

Giám khảo luôn là một yếu tố quan trọng để đánh giá cái tầm của một cuộc thi. “Sự hy sinh thầm lặng” của báo Sức khỏe&Đời sống ngay từ lần đầu tiên tổ chức và cho đến nay luôn chú trọng mời một Hội đồng giám khảo là các nhà văn, nhà thơ, nhà báo lão thành, có uy tín lớn, là các Tổng biên tập của những tờ báo chính trị xã hội lớn như báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Lao Động, Tiền Phong, Đại Đoàn Kết, Vietnamnet, VnExpress... Đặc biệt, đồng hành với cuộc thi ngay từ những ngày đầu tiên vào năm 2010 trong cương vị Chủ tịch Hội đồng giám khảo, nhà báo Hữu Thọ đã dành nhiều tâm huyết, tình cảm cho cuộc thi với những chia sẻ đầy trăn trở: Trong lúc xã hội rất nhiều sự lộn xộn, văn hóa xuống cấp, tôi thực sự cảm ơn tấm gương, cảm ơn tác giả đã viết về tấm gương làm cho tôi yêu đời hơn, tin tưởng hơn. Và hiện giờ, ở cuộc thi lần thứ IV, nhà thơ Trần Đăng Khoa, một tên tuổi lớn của nền văn nghệ nước nhà, đang giữ vai trò chánh chủ khảo của cuộc thi.Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao Bằng chứng nhận cho các tác giả đoạt giải Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ  II.  Ảnh: TM

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao Bằng chứng nhận cho các tác giả đoạt giải Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ  II.  Ảnh: TM

Người tham gia cuộc thi, kỷ lục thuộc về các nhà báo

Theo thống kê của chúng tôi, có đến gần 90% số người tham gia là các nhà báo, đã và đang công tác ở nhiều cơ quan báo chí trên phạm vi cả nước, mặc dù cuộc thi dành cho đối tượng người tham gia mở, bao gồm “tất cả công dân Việt Nam có độ tuổi từ 15 trở lên, hiện sống và làm việc tại Việt Nam và nước ngoài cũng như người mang quốc tịch nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam; Các cây bút chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trên mọi miền đất nước”. Tay nghề của các nhà báo đã biến những câu chuyện cảm động có thật từ các bệnh viện, các trung tâm y tế xã, các trạm y tế... thành những chân dung có số phận, có sức lay động hàng triệu trái tim. Có tác giả đã xông vào môi trường khắc nghiệt cùng người thầy thuốc, có người vượt hàng chục hải lý ra tận đảo Phú Quý, đảo Lý Sơn, Hoàng Sa... có người đã tìm về trạm y tế ở vùng sâu biên giới Tây Nam, có người phải vượt qua chặng đường với nhiều đèo cao dốc đứng, suối sâu vực thẳm để đến vùng sơn cước Mù Cang Chải... nên trong nhiều bài viết đã khắc họa được những nguyên mẫu rất cảm động. Bởi vậy, không chỉ thành công về số lượng, về sự đa dạng vùng miền, Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” còn quy tụ rất nhiều bài viết chất lượng cao, có giá trị hiện thực và nghệ thuật. Những dịp trao giải cuộc thi không chỉ là niềm vui lớn của những người đang công tác trong ngành y tế mà còn là cuộc tụ hội của anh em nghề báo ở mọi miền của Tổ quốc.

Bà Karen New, Chủ tịch Hội đồng Cán bộ hộ sinh Quốc tế (COINN) (trái) và bà Mary Kinney, đại diện Save the Children, trao giải thưởng cho nữ hộ sinh Nguyễn Thị Minh Hồng  - nữ hộ sinh Việt Nam đầu tiên được quốc tế vinh danh (phải). Ảnh: COINN

Bác sĩ của ngư dân đảo Phú Quý Bùi Đình Lĩnh kiểm tra ống truyền dịch cho bệnh nhân.

Bác sĩ của ngư dân đảo Phú Quý Bùi Đình Lĩnh kiểm tra ống truyền dịch cho bệnh nhân.

Những bài như thế nào thì dễ... đoạt giải?

Ai tham gia thi cũng mong muốn trong danh sách đoạt giải có tên mình. Đó là điều chính đáng. Là cuộc thi nhằm mục đích  phát hiện, tôn vinh những tấm gương hy sinh thầm lặng trong ngành y tế, thì yếu tố “phát hiện” luôn được đặt lên đầu tiên. Điều đó đòi hỏi những người viết luôn phải đi sâu vào cuộc sống, để tự mình tìm ra những tấm gương còn khuất ẩn trong cuộc sống còn nhiều bộn bề. Ban tổ chức đã nhận được những câu hỏi, như: Có phải cứ viết về bác sĩ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là... ăn điểm. Điều đó có thể đúng, bởi bản thân người ngành y khi chấp nhận và tồn tại ở những nơi xa xôi, vất vả đã là một sự hy sinh. Nhưng điều đó cũng chỉ đúng một phần, bởi sự lặng thầm, bởi những hy sinh có thể ẩn trong bất cứ nơi nào của cuộc sống. Có điều người ta chỉ có thể thấy nó khi nhìn với con mắt sẻ chia và thấu hiểu. Và từ sự xúc động của bản thân mà diễn đạt để “ai cũng cảm động” lại thuộc về tài năng của từng người viết. Mỗi một bài thi được trao giải đều hội tụ đủ hai tiêu chí đó.Bác sĩ Võ Văn Dũng, người bác sĩ nơi rừng sâu núi thẳm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Yang Reh, huyện KRông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

Bác sĩ Võ Văn Dũng, người bác sĩ nơi rừng sâu núi thẳm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Yang Reh, huyện KRông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

Những chân dung thầm lặng tiêu biểu

Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần nào cũng luôn luôn mới với bạn đọc bởi chất liệu và nhân vật trung tâm được phản ánh là hình ảnh tận tụy của người thầy thuốc. Qua đó cũng thấy được bức tranh toàn cảnh của ngành, từ hải đảo muôn trùng đến vùng núi xa xôi, từ vùng dân tộc hẻo lánh đến huyện thị đông đúc. Dù ở đâu, người thầy thuốc cũng xác định trách nhiệm cao cả của mình đó là chăm sóc sức khỏe nhân dân. Rèn luyện và giữ gìn y đức đó là hành trình chưa bao giờ kết thúc của những người khoác trên mình chiếc áo blouse trắng.Bác sĩ Phạm Thị Ánh Hồng - “nữ bác sĩ thép” ở Hoàng Sa và điều dưỡng Lê Thị Kim Cúc.

Bác sĩ Phạm Thị Ánh Hồng - “nữ bác sĩ thép” ở Hoàng Sa và điều dưỡng Lê Thị Kim Cúc.

Nhiều tấm gương hy sinh thầm lặng được đông đảo người dân biết đến từ cuộc thi do báo Sức khỏe&Đời sống tổ chức, được in đều đặn trên báo, đã in dấu trong trí nhớ người xem bởi đó chính là những bài viết sâu sắc, có số phận. Ở đây sự hy sinh nào cũng đáng trân trọng. Cảm động biết bao người bác sĩ quê Thái Bình gần 30 năm xếp lại nỗi nhớ nhà để ở lại với bà con ngư dân. Ca cấp cứu tại đảo Phú Quý - nơi cách đất liền hơn 100 cây số, có khi người lái xe cấp cứu lại chính là Giám đốc bệnh viện. 28 năm qua ông đã cứu sống hàng ngàn người trên đảo. 3 lần Sở Y tế đồng ý chuyển bác sĩ về đất liền thì 3 lần người dân trên đảo lại viết đơn xin giữ ông ở lại. Có bác sĩ suốt 35 năm bầu bạn trong thế giới người điên, chấp nhận điều kiện sống kham khổ, phòng làm việc cũng chính là phòng ngủ và nơi nấu ăn... Đó là Người bác sĩ nơi rừng sâu núi thẳm - bác sĩ Võ Thanh Dũng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Yang Reh, huyện KRông Bông, tỉnh Đăk Lăk, người “dám làm ngược lại thần linh” và đã khiến bà con dân bản tin vào y khoa. Là bác sĩ Phạm Thị Ánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng, một “Nữ bác sĩ thép” đã cùng đồng đội luôn sẵn sàng “lao ra biển” mỗi khi có người gọi cứu hộ, mặc dù trong những chuyến đi đầy hiểm nguy luôn canh cánh trong lòng nỗi lo lắng của người mẹ: “Mình chết thì con mình sẽ ra sao”. Đó còn là bác sĩ của dân bản - Và Bá Tủa, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nhôn Mai, huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An), người luôn lặn lội tìm đến người bệnh và bằng những hành động của mình chẳng những thu phục được dân làng mà còn chinh phục được cả bố đẻ vốn làm nghề thầy cúng chữa bệnh bằng cách... đuổi ma. Có những điều dưỡng, hộ lý 30 năm vác xác tử thi, suốt bao nhiêu năm chăm sóc những bệnh nhân phong, bệnh nhân ung thư, tâm thần...; Có bác sĩ là khắc tinh của những khối u quái trong khi bản thân cũng là một nạn nhân của những khối u, nhưng vẫn vật lộn với bệnh tật, giành giật sự sống hàng ngày để tiếp tục chăm sóc bệnh nhân... Có những bác sĩ phải ngâm đôi bàn tay trong đá lạnh buốt hàng giờ đồng hồ để đảm bảo ca bóc tách và ghép tạng thành công...

Mỗi lần tổ chức, sau khi đăng báo, các bài viết xuất sắc lại được tập hợp in lại trong một cuốn sách cũng mang tên “Sự hy sinh thầm lặng”. Đọc những cuốn sách này như thể chúng ta đang đi dự... Đại hội thi đua của ngành y. Tuy nhiên, đó không là tập hợp của những bản báo cáo thành tích xơ cứng mà là những câu chuyện chân thật, xúc động được kể lại với ngôn ngữ giản dị.


Võ Hồng Thu
Ý kiến của bạn
Tags: