Hà Nội

Cuộc sống nhiều gia đình đảo lộn vì COVID-19

06-03-2022 07:26 | Xã hội
google news

SKĐS - Đều đặn 7h mỗi ngày, chị Mai Phương (33 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu vào bếp chuẩn bị đồ ăn sáng cho 4 F0 đang cách ly, điều trị COVID-19 tại nhà.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19 Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19

SKĐS - Chế độ dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là vào thời điểm hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả và ở trạng thái yếu hơn trước. Vì vậy, giai đoạn hậu COVID cần đặc biệt chú ý tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau nhiễm COVID-19.

Sau nửa tháng vừa chăm sóc 4 người thân trong gia đình bị mắc Covid-19 vừa làm việc online, chị Mai Phương cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.

Sau khi mọi người mở cửa lấy thức ăn sáng, chị mệt mỏi ăn qua loa vài bánh mì trước khi bắt đầu online làm việc.

Cuộc sống đảo lộn vì COVID-19

Gia đình chị Mai Phương sống tại chung cư 3 phòng ngủ ở Bắc Từ Liêm. Hai con gái 9 tuổi, đang học trực tuyến tại nhà. Mẹ chồng từ quê lên phụ chăm sóc các cháu, không bao lâu thì dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Ngày 19/2, một trong 2 con gái của chị Phương bị sốt nhẹ. Mẹ chồng cũng than đau đầu, mỏi người và ho. Nghi ngờ mắc Covid-19, chị Phương mua 5 kit test nhanh kháng nguyên về tự xét nghiệm cho cả gia đình.

 - Ảnh 1.

Bốn người trong gia đình chị Mai Phương xét nghiệm lần 2. Ảnh: NVCC.

"Hai con gái của tôi và bà nội cùng có kết quả dương tính. Tôi nhanh chóng bố trí cho 3 bà cháu cách ly tại phòng riêng và luống cuống đi mua các loại thuốc hạ sốt, siro ho và bổ sung ít thuốc bổ như vitamin C, D, kẽm, sắt để tăng đề kháng", chị Phương kể lại.

Mẹ chồng chị Phương đã tiêm 3 mũi vaccine phòng Covid-19, không có dấu hiệu chuyển nặng nên tạm yên tâm nhưng 2 con gái vẫn chưa đủ tuổi tiêm vaccine. Thời gian này, chị Phương và chồng chia nhau công việc nhà, nấu nướng, lau dọn, theo dõi sức khỏe của hai con gái và mẹ.

Đến ngày 26/2, gia đình tự xét nghiệm Covid-19 lần 2. Lúc này, 3 bà cháu vẫn chưa âm tính trong khi gia đình có thêm F0 thứ 4 là chồng chị Phương.

Mọi việc không dễ dàng như trước. Chồng cách ly tại một phòng, các cháu và bà nội vẫn ở phòng riêng. Loay hoay chăm sóc cho cùng lúc 4 F0 khiến cuộc sống gia đình chị Phương đảo lộn, trong khi vẫn phải đảm bảo công việc tại cơ quan.

 - Ảnh 2.

Con gái chị Mai Phương tự học trực tuyến tại phòng riêng. Ảnh: NVCC.

"Tôi mệt mỏi khi chăm sóc cùng lúc 4 F0, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn, công việc cũng không đảm bảo. Mỗi sáng, tôi dậy sớm hơn trước, thức ăn chia thành 3 mâm, bát đũa của F0 phải rửa riêng, sắp xếp khu vực riêng, chuẩn bị bình nước ấm và theo dõi sức khỏe từng người", chị Phương mệt mỏi nói.

Thấy vợ vất vả, sau 3 ngày cách ly tại phòng riêng đến khi giảm triệu chứng, chồng chị Phương đeo khẩu trang ra ngoài phụ nấu cơm, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa.

Sau khi con gái lớn và bà nội đã âm tính, sinh hoạt trong gia đình mới dần trở lại nhịp bình thường như trước vì có thêm bà nội phụ giúp. Chị Phương cũng sẵn sàng tâm lý mắc Covid-19 sau thời gian dài sống cùng nhà với F0.

Chấp nhận mắc Covid-19 để chăm sóc con

Sau khi TP.HCM mở cửa lại trường học, số ca mắc Covid-19 là học sinh, giáo viên và cán bộ nhà trường tăng lên nhanh chóng.

Tại trường tiểu học nơi con trai anh Phạm Quyền (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) theo học có đến hàng chục F0 là giáo viên và học sinh.

Trước đó, ngày 21/2, anh Quyền nhận được điện thoại từ giáo viên chủ nhiệm, báo con trai bị sốt, mệt mỏi không thể tiếp tục học. Vừa đón con về nhà, anh Quyền test nhanh Covid-19 cho con. Kết quả hiển thị 2 vạch đậm.

"Con tôi mới 11 tuổi, chưa được tiêm vaccine Covid-19 nên tôi rất lo lắng. Sau khi trở về nhà, bé sốt cao hơn, cơ thể nóng bừng. Tôi chủ động mua thuốc hạ sốt, viên sủi và lau người cho con. Bé nóng sốt như thế đến suốt đêm, tôi cũng thức trắng để trông chừng con", anh Quyền kể lại.

 - Ảnh 3.

Nhân viên trạm y tế phường đến nhà anh Quyền xét nghiệm Covid-19 để làm giấy quyết định hoàn thành cách ly tại nhà. Ảnh: Bích Huệ.

Vợ chồng anh Quyền cùng là nhân viên văn phòng. Sau khi con trai nhỏ mắc Covid-19, vợ chồng bàn bạc và quyết định anh Quyền vào phòng ở cùng để theo dõi sức khỏe, chăm sóc con. Vợ ở ngoài phụ trách nấu nướng và tiếp tế đồ dùng cần thiết.

"Bé còn nhỏ nên không thể cho con cách ly một mình, do đó, gia đình tôi chọn người hiểu tính bé nhất để theo dõi sức khỏe con, phòng khi có dấu hiệu chuyển nặng. Tôi gần như đeo khẩu trang suốt 24/24, kể cả lúc ngủ", anh Quyền nói.

Những ngày ở cùng phòng chăm sóc con trai F0, anh Quyền cũng xác định bản thân sẽ mắc Covid-19 cùng với con. May mắn đến ngày thứ 7, vợ chồng anh vẫn âm tính.

"Tại trường học và lớp của cháu cũng có nhiều F0, khoảng vài chục người. Khả năng cao nhất là bé bị lây nhiễm từ người cậu, cũng là học sinh THPT, nhưng cũng không loại trừ bé bị nhiễm qua tiếp xúc bạn bè trong lớp", anh Quyền nói.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khi biến chủng Omicron lan rộng và chiếm ưu thế, người dân cần đón nhận Covid-19 với tâm lý nhẹ nhàng, không quá áp lực hay căng thẳng phân biệt F0, F1.

“Dần dần, chúng ta nên đưa Covid-19 trở thành một căn bệnh truyền nhiễm thông thường. Các F0, F1 chủ động cảnh giác cá nhân là yếu tố cốt lõi”, ông nói.

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh dù là chủng SARS-CoV-2 nào, điều quan trọng vẫn là bảo vệ nhóm có nguy cơ diễn biến nặng, tử vong cao. Trường hợp có diễn biến nặng, phải nhập viện mới cần làm xét nghiệm, cách ly để điều trị.

Xem thêm video đang được quan tâm: 

Tiếp xúc gần F0, vì sao nhiều người vẫn 'miễn nhiễm' với COVID-19


PV
Ý kiến của bạn