Ngày 31/5, tại Hà Nội diễn ra Cuộc họp nhóm đối tác y tế (HPG) quý II/2011 dưới sự chủ trì của PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế và ông Jean Dupraz, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam. Cuộc họp HPG lần này tập trung đóng góp ý kiến cho dự thảo Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2030 và những ưu tiên cần giải quyết trong 5 năm tới của ngành y tế nhằm đảm bảo mục tiêu “hiệu quả, công bằng và phát triển”.
Bên lề cuộc họp, PV báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc phỏng vấn các đối tác y tế quốc tế.
Theo tôi, điều ấn tượng là bản Chiến lược 5 năm của ngành y tế rất toàn diện, kết cấu rõ ràng. Trong đó thể hiện rõ các thách thức, các điểm mấu chốt quan trọng. Trong số 4 ưu tiên của ngành y tế có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Chúngta nên xem xét khía cạnh ưu tiên nào quan trọng và cấp bách nhất.
Đối với mỗi khía cạnh ưu tiên, chúng ta có chiến lược ngành như chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản, y tế dự phòng, dinh dưỡng… Kế hoạch thực hiện những chiến lược trên cần khớp với chiến lược tổng thể 10 năm của ngành y tế đã đề ra. Một số ưu tiên cũng nên đềcập đậm nét hơn nữa, chẳng hạn tính bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế để đảm bảo đồng bào thiểu số cũng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế chẳng hạn.
● Ông Graham Harrison, quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Namcam kết thay mặt khối LHQ
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến và đối tác chủ trì hội nghị. Ảnh: Ngọc Duy |
● Bà Murraille Berenice, Trưởng bộ phận hợp tác và phát triển, đại diện phái đoàn Ủy ban châu Âu (EC) tại Việt Nam
Ngoài một số nước như Đức, Pháp có nguồn viện trợ riêng, EU có 2 dự án nâng cao cơ chế cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo và tăng cường năng lực trong ngành y tế. Hiệp định Tài chính giữa EU với Bộ Y tế cũng sắp được ký kết. Do đó, chúng tôi mong muốn thấy bản kế hoạch cùng ưu tiên ngành để có thể hỗ trợ cho ngành y tế Việt Nam.
● Ông Vincent De Wit, chuyên gia y tế trưởng, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
ADB rất hài lòng nhận thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn ADB của Chính phủ cho lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Tôi mới đi thăm bệnh viện ở Buôn Mê Thuột và cảm thấy rất hài lòng về chất lượng dịch vụ, điều kiện vệ sinh. ADB tập trung trợ giúp lĩnh vực nào cần nhất ở Việt Nam, dựa theo tham vấn từ Chính phủ. Hiện ADB đang trợ giúp khống chế dịch bệnh tại Đồng bằng sông Cửu Long và chúng tôi cam kết trợ giúp phát triển nguồn nhân lực cho ngành y tế. ADB vẫn tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có các dự án xây dựng bệnh viện ở Tây Nguyên.
● Ông Toomas Palu, Ngân hàng Thế giới (WB)
Bộ Y tế đang xây dựng những định hướng, đường lối chiến lược phát triển ngành y tế trong giai đoạn mới với tình hình kinh tế xã hội ở một trình độ phát triển cao hơn, những nhu cầu của người dân về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ ngàycàng tăng, làm nảy sinh những ưu tiên mới cần xác định và giải quyết. |
BÍCH VÂN (Thực hiện)