Không thể phủ nhận rằng Hồ Chí Minh là người đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị của thế kỷ 20.
Hồ Chí Minh thời trẻ
Sinh ra trong một gia đình yêu nước, Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành. Năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành lên một con tàu tới châu Âu, làm thủy thủ. Trên con đường đi tìm đường cứu nước, Người hấp thu các tư tưởng tiến bộ của phương Tây và phương Đông. Trong hành trình này, Người đã đặt chân lên đất Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Italia và Liên Xô. Chính tại Liên Xô, Người đã thấm nhuần tư tưởng Cộng sản tại Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quay trở lại Liên Xô và vinh dự nhận Huân chương Lê Nin. Hồ Chí Minh cũng là người đặt nền móng và phát triển tình bằng hữu giữa Việt Nam và Liên Xô.
Bác Hồ cùng các thủy thủ nước ngoài
Hồ Chí Minh và nhà chỉ huy quân sự Liên Xô nổi tiếng Klim Voroshilov
Hồ Chí Minh được mọi người tôn kính và yêu mến còn vì lối sống rất thanh đạm. Người sống trong một nếp nhà sàn đơn sơ thay vì cung điện nguy nga tráng lệ mà các nguyên thủ quốc gia thường ở.
Tượng đài Hồ Chí Minh tại Mát-xcơ-va, Nga
Trang 24smi.org còn điểm lại những dấu ấn về Chủ tịch Hồ Chí Minh như năm 1990, khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh ở Mát-xcơ-va, Nga. Các khu di tích, tưởng niệm Hồ Chí Minh được dựng nên tại các thành phố trên thế giới như Ulynosk (quê hương của nhà lãnh tụ Lê Nin trên dòng sông Volga, nước Nga), St. Petersburg (trước đây là Leningrad, thành phố mang tên nhà lãnh tụ Cộng sản Lê Nin) và ở thủ đô Buenos Aires (Ác-hen-ti-na), một tấm bia tưởng niệm Người ở Vladivostok (thành phố cảng bên bờ Thái Bình Dương của nước Nga).