Cúng rằm Trung thu vào lúc nào, giờ nào đẹp nhất?

25-09-2023 14:34 | Đời sống

SKĐS - Rằm Trung thu là ngày Tết của trẻ nhỏ. Bên cạnh những hoạt động vui chơi dành cho trẻ nhỏ thì tín ngưỡng thờ cúng trong ngày Tết Trung thu cũng được đặc biệt chú ý. Đặc biệt, nên cúng rằm Trung thu vào lúc nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Mặc dù "Trung thu là Tết Thiếu nhi", thế nhưng trong tâm thức của người Việt, Tết Trung thu vẫn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Đây không chỉ là dịp để người lớn quan tâm tới trẻ em, tổ chức những hoạt động vui chơi cho bé mà còn là dịp để gia đình quây quần, đoàn viên, cùng nhau trông trăng và "phá cỗ".

Việc cúng rằm Trung thu hay cúng rằm tháng 8 cũng mang theo nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đó là cách để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Cúng rằm trung thu vào lúc nào, giờ nào đẹp nhất? - Ảnh 1.

Nên cúng rằm Trung thu vào lúc nào thì đẹp là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ảnh minh họa.

Nên cúng rằm Trung thu vào lúc nào, giờ nào?

Tết Trung thu rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, là thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm, biểu thị sự tròn đầy và hòa hợp. Theo bảng lịch rằm Trung thu năm 2023 rơi vào Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 dương lịch.

Vào ngày 15/8 âm lịch năm nay có các khung giờ đẹp như sau mọi người có thể tham khảo để cúng rằm Trung thu, rằm tháng 8:

- Giờ Mão (5 giờ - 7 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.

- Giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ): giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời.

- Giờ Tỵ (9 giờ - 11 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, Phúc tinh quý nhân.

- Giờ Mùi (13 giờ - 15 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.

- Giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.

Thông thường, vào ngày Trung thu, sau khi thực hiện lễ cúng, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng phá cỗ, trông trăng, chia sẻ tâm sự. Do đó, lễ cúng cũng thường được tổ chức vào đúng ngày rằm - ngày Tết Trung thu.

Về thời gian cúng, nếu lễ cúng vào buổi sáng 15 âm thì nên cúng trước 9-10 giờ sáng. Nếu làm lễ cúng vào buổi chiều 15 âm thì phải cúng lễ xong trước 6-7 giờ tối.

Tuy nhiên, cũng giống như ngày rằm khác, gia chủ có thể chọn cúng sớm hơn cho phù hợp với điều kiện, khả năng của gia đình. Tức là gia chủ có thể làm lễ cúng sớm vào ngày 14/8 âm lịch.

Vị trí cúng rằm tháng 8 âm cũng không cần cầu kỳ như rằm tháng Giêng hay rằm tháng 7 âm lịch. Gia chủ có thể bày mâm cỗ và làm lễ ngay tại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần linh. Mâm cúng và các lễ vật được đặt dưới bàn thờ.

Tết Trung thu còn được biết đến như ngày tết của tình thân, sum vầy, yêu thương. Vào ngày này, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum họp bên nhau, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ. Đây cũng là dịp để con cháu thể hiện tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho ông bà, bố mẹ...

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Trung thu 2023 vào ngày nào? Tết Trung thu ở Việt Nam có từ bao giờ?Trung thu 2023 vào ngày nào? Tết Trung thu ở Việt Nam có từ bao giờ?

SKĐS - Tết Trung thu là một dịp lễ đặc biệt của người dân Việt Nam. Vậy Trung thu 2023 rơi vào ngày nào? Tết Trung thu tại Việt Nam có từ bao giờ? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho những câu hỏi trên.


Như Hoa (t/h)
Ý kiến của bạn