Xưa nay người dân Việt rất coi trọng lễ cúng Rằm tháng Giêng dịp trăng tròn và sáng nhất đầu năm mới, phúc khí cực vượng, Đức Phật giáng lâm độ trì chúng sinh. Vậy nên dân gian mới nói "Cúng lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng".
Không ít người đặt ra câu hỏi liệu việc cúng Rằm tháng Giêng 2025 có nên tiến hành trước một vài ngày hay không nếu gia chủ không có điều kiện cúng đúng ngày Nguyên tiêu?
Cúng Rằm tháng Giêng 2025 ngày, giờ nào tốt nhất?
Theo quan niệm dân gian, tiến hành nghi lễ cúng vào ngày chính Rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, Đức Phật giáng lâm ban phước, độ trì chúng sinh. Khi thành tâm cầu cúng ắt được Ngài độ trì cho bình an, may mắn, hứa hẹn cả năm mới được bình an, gặp hung hóa cát.
![Cúng Rằm tháng Giêng 2025 giờ nào tốt nhất? Nên cúng trong nhà hay ngoài trời?- Ảnh 1. Cúng Rằm tháng Giêng 2025 giờ nào tốt nhất? Nên cúng trong nhà hay ngoài trời?- Ảnh 1.](https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/thumb_w/640/324455921873985536/2025/2/10/cung-ram-thang-gieng-2025-gio-nao-tot-17391600451801596700966.jpg)
Cúng Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt.
Theo Lịch vạn niên năm Ất Tỵ, Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 dương lịch. Lịch can chi là ngày Nhâm Tý, ngày Hoàng đạo, hành Kim, ngày cát lành, thích hợp nhất với nghi lễ cúng Rằm.
Ngoài ngày chính Rằm nêu trên, thì ngày 14 tháng Giêng năm nay cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành cúng khấn. Ngày này rơi vào thứ Ba, 11/2/2025 dương lịch, ngày Tân Hợi, hành Kim, bảo nhật cát lành.
Sau khi biết được cúng Rằm tháng Giêng 2025 ngày nào đẹp, các gia đình nên lưu tâm chọn được giờ cúng tốt để nghi lễ được diễn ra thuận lợi và linh thiêng. Cụ thể như sau:
Ngày chính Rằm (15 tháng Giêng), khung giờ tốt gồm:
- Quý Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo
- Bính Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo
- Mậu Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long hoàng đạo
- Kỷ Dậu (17h-19h): Giờ Minh Đường hoàng đạo
Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm:
- Nhâm Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
- Giáp Ngọ (11h-13h): Thanh Long
- Ất Mùi (13h-15h): Minh Đường
- Mậu Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
Sơ lược về việc cúng lễ ngày Rằm tháng Giêng
Cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời là thắc mắc của nhiều người? Tùy phong tục vùng miền mà có nghi lễ thờ cúng khác nhau. Có nơi chỉ cúng Rằm này ở trong nhà với lễ dâng Phật và Tổ tiên, thần linh trong nhà. Có nơi vừa tiến hành trong nhà, vừa hành lễ ngoài trời.
Cúng Rằm tháng Giêng trong nhà
Mỗi gia đình chuẩn bị mâm cúng khác nhau nhưng về cơ bản, mâm cơm cúng gia tiên gồm gà luộc, hoa quả, các món ăn cổ truyền. Ngoài ra, nên có thêm các món khá đặc biệt là bánh trôi nước, bánh chay và đĩa đậu kho đường. Việc cúng các vật phẩm này nhằm mục đích cầu mong cuộc sống suôn sẻ…
Mâm cúng rằm và các vật cúng được đặt ở dưới bàn thờ. Văn khấn cúng rằm tháng Giêng cũng cần được chuẩn bị trước để khi cúng sẽ không làm mất lòng bề trên.
Nếu gia đình tín Phật, họ thường cúng thêm mâm cỗ chay và thực hiện các nghi lễ đầy đủ thể hiện sự thành kính của mình.
Tham khảo: Mâm cỗ mặn cúng gia tiên và mâm cỗ chay cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng 2025 đầy đủ TẠI ĐÂY
Cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời
Việc cúng tại gia đình và chuẩn bị mâm cúng ngoài trời mang ý nghĩa: Cúng trời, cúng thần linh cai quản của năm đang tiến hành lễ cúng, khác với cúng trong nhà là cúng thần bản thổ và gia tiên. Nếu năm đó gia chủ gặp năm tuổi, sao hạn, thì cũng có thể dâng sớ, cúng cầu tai qua nạn khỏi.
Đối với cúng thần linh, với mỗi vị đều có những thủ tục, văn khấn khác nhau. Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.
Bên cạnh việc làm lễ cúng Rằm tháng Giêng, thời gian này, nhiều gia đình thường đến chùa lễ Phật vào ngày 15/1 âm lịch để cầu mong những điều tốt lành trong một năm mới. Người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc…
(*) Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.