Hà Nội

Cúm làm trầm trọng bệnh đái tháo đường, phòng ngừa thế nào?

SKĐS - Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, do đó việc tiêm vaccine phòng cúm càng trở nên quan trọng với những người mắc bệnh này.

4 cách phòng và giảm cảm lạnh, cảm cúm trong mùa đông4 cách phòng và giảm cảm lạnh, cảm cúm trong mùa đông

SKĐS - Mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp cũng là thời điểm mà cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh về đường hô hấp khác như COVID-19 phát triển mạnh. Vậy làm thế nào có thể phòng ngừa?

Những người mắc các bệnh nền như đái tháo đường là những người có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn, nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt - các chuyên gia khuyến cáo.

Cúm là một bệnh đường hô hấp do virus gây nên. Cúm gây ra các triệu chứng như sốt, ho, đau họng và chảy nước mũi, đồng thời có thể tiến triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phổi và tử vong.

Người mắc bệnh đái tháo đường thường gặp khó khăn trong việc chống lại tất cả các loại nhiễm trùng, trong đó có viêm phổi (biến chứng của cúm).

1. Cúm ảnh hưởng đến người mắc bệnh đái tháo đường như thế nào?

Virus cúm lây nhiễm các tế bào ở phía sau mũi và cổ họng, gây tắc nghẽn hoặc đau họng.

TS. William Schaffner, Giám đốc y tế của Tổ chức quốc gia về bệnh truyền nhiễm (NFID) cho biết, tình trạng viêm màng nhầy bên trong phế quản, nơi đưa không khí vào và ra khỏi phổi, có thể gây ho. Tình trạng viêm cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn, thường có trong cổ họng, tự lây nhiễm sang phổi (gây viêm phổi). Điều này có thể gây khó thở, ho và đau ngực, và nếu không được điều trị, có thể gây tử vong.

Theo TS. Schaffner, viêm phổi có thể khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton do đái tháo đường - một tình trạng sức khỏe khẩn cấp và nguy hiểm. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 có nhiều khả năng bị thừa cân, một yếu tố nguy cơ gia tăng đối với các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.

Cúm làm trầm trọng bệnh đái tháo đường, phòng ngừa thế nào? - Ảnh 3.

Sốt là một trong một số triệu chứng của bệnh cúm.

2. Cách phòng ngừa bệnh cúm và các biến chứng

TS. Schaffner cho biết, tiêm vaccine cúm hàng năm là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm và các biến chứng của nó.

Theo CDC, trong mùa cúm 2019-2020, vaccine cúm đã ngăn ngừa 7,5 triệu ca bệnh cúm và 6.300 ca tử vong liên quan đến cúm.

Việc chủng ngừa có lợi ngay cả khi bạn bị cúm. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2021 trên Clinical Infectious Diseases ở 1.670 người mắc bệnh đái tháo đường, việc tiêm vaccine cúm giúp giảm 46% số lần nhập viện do cúm, so với việc không tiêm vaccine cúm.

Trong một nghiên cứu riêng được công bố vào năm 2021 trên ‘Tạp chí vaccine’, trong số những người đến bệnh viện do bệnh cúm, những người trưởng thành được tiêm vaccine có nguy cơ phải nhập viện chăm sóc đặc biệt thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 31%, so với những người không tiêm vaccine.

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, những người từ 65 tuổi trở lên, bao gồm cả những người mắc bệnh đái tháo đường, nên tiêm vaccine cúm.

photo-1671604052243

Tiêm vaccine cúm giúp phòng ngừa cúm và các biến chứng do cúm.

3. Lời khuyên để ngăn ngừa bệnh cúm và viêm phổi

Các bước ngăn ngừa này có thể áp dụng cho bất kỳ ai muốn ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng như viêm phổi, nhưng chúng có thể đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, đó là:

  • Tiêm vaccine cúm hàng năm.
  • Trao đổi với bác sĩ xem bạn có đủ điều kiện tiêm vaccine phế cầu khuẩn để bảo vệ chống lại vi khuẩn gây viêm phổi hay không.
  • Tránh tiếp xúc với những người đang ho hoặc hắt hơi.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Virus cúm có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt, vì vậy hãy rửa các bề mặt bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng khác.
  • Đeo khẩu trang khi ra nơi đông người.
  • Theo dõi tình hình lây lan bệnh cúm trong cộng đồng của bạn và cân nhắc việc ở nhà nếu số ca mắc cao.
photo-1671604053662

Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa cúm.

4. Phải làm gì nếu người bệnh đái tháo đường mắc cúm?

Ngay cả khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kể cả tiêm phòng, bạn vẫn có thể bị cúm.

Theo CDC, bệnh nhân bị cúm có thể lây sang cho người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp (thông qua ho, hắt hơi) từ khoảng cách xa đến hơn 2m.

Tamiflu hoặc các loại thuốc kháng virus theo đơn khác có thể hữu ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt những người từ 65 tuổi trở lên và có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm.

Ngoài ra, cần:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều chất lỏng không đường như nước.
  • Đối với người dùng insulin, cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn.
  • Lưu ý các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng, nếu dùng insulin và không ăn uống đều đặn.
  • Trường hợp cần sử dụng siro, hãy chọn loại không đường.

5. Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế?

Cần đi khám ngay lập tức nếu có những triệu chứng này hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác được liệt kê dưới đây:

  • Ngất xỉu hoặc bất tỉnh
  • Đau ngực dữ dội
  • Khó thở
  • Sốt dai dẳng, ngày càng nặng hơn từ 38 độ C trở lên
  • Ho nặng hơn sau năm đến bảy ngày
  • Mức đường huyết không kiểm soát được…

Mời độc giả xem thêm video:

Cúm A: 7 loại gia vị hỗ trợ điều trị


Trịnh Xuân Nguyên
(Theo EVD)
Ý kiến của bạn