Cúm gia cầm có lây cho người không, cách ngăn ngừa dịch tiến triển

10-04-2025 17:31 | Y học 360
google news

Cúm gia cầm là một bệnh lý do virus gây ra, thường thấy tại các vật nuôi gia cầm trong gia đình. Bệnh có thể lây truyền thông qua đường hô hấp và sự tiếp xúc; nhanh chóng tiến triển thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

Dưới đây là một số thông tin về dịch cúm gia cầm mỗi người đều cần nắm bắt được và phòng ngừa mắc bệnh.

Cúm gia cầm có lây cho người không, cách ngăn ngừa dịch tiến triển- Ảnh 1.

Hiện trạng dịch cúm gia cầm ở Việt Nam

Tính từ thời điểm đầu năm 2025 cho đến hiện nay, tại đất nước Campuchia đã xuất hiện 3 ca mắc bệnh về cúm gia cầm liên quan đến A/H5N1 và tất cả đều có tiến triển xấu dẫn đến tử vong.

Đồng thời, vào thời điểm giao mùa, virus phát triển mạnh hơn, đã có báo cáo tại các tỉnh thành bao gồm Tuyên Quang, Nghệ An, Tiền Giang và Long An với số lượng các ổ dịch mắc cúm gia cầm nâng lên 6.

Nhận thức được tình hình này, cơ quan chức năng đã và đang tiến hành theo dõi và kiểm soát kịp thời khi có dấu hiệu gia cầm mắc cúm, tiêm phòng và luôn sẵn sàng trong việc chống dịch tại nhiều địa phương.

Sơ lược về cúm gia cầm

Cúm gia cầm hay còn được gọi là cúm có tên tiếng anh là avian influenza với nguyên nhân ban đầu xuất hiện từ các loại loại gia cầm như chim, gà,...

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm gia cầm

Nguyên nhân gây ra cúm gia cầm được biết là do nhóm virus cúm A gây ra. Được biết cúm A là một loại virus có RNA phân đoạn với các hạt virus có đường kính vào khoảng 80 đến 120 nanomet. Hình dạng hạt virus là hình elip hoặc hình sợi. Chúng có thể chịu được thời tiết lạnh kéo dài.

Cúm gia cầm có lây cho người không, cách ngăn ngừa dịch tiến triển- Ảnh 2.

Triệu chứng khi bị bệnh cúm gia cầm

Trên gia cầm khi mắc bệnh sẽ gần như không thấy xuất hiện các triệu chứng nào cả, tuy nhiên virus gây bệnh luôn được chúng thải ra môi trường thông qua các chất bài tiết như phân, nước bọt hay đường hô hấp.

Biểu hiện khi không may mắc cúm gia cầm ở người có thể gặp phải như ho, khó thở, đau tại vùng họng, nhức mỏi cơ và xuất hiện các biểu hiện nhiễm trùng khác. Thông thường, biến chứng gây tử vong do nhiễm cúm gia cầm ở người là biểu hiện suy hô hấp.

Bệnh cúm gia cầm lây cho người không?

Cúm gia cầm xuất hiện trước tiên trên các động vật và sau đó, thông qua môi trường và sự tiếp xúc thường xuyên như các hành động làm sạch hay tiêu thụ, virus hoàn toàn có thể lây lan sang người hay tất cả các nhóm động vật có vú khác.

Một số các trường hợp có thể nhiễm bệnh cúm gia cầm ở người có thể kể đến như:

- Trực tiếp tiếp xúc với các loại gia cầm đang bị nhiễm bệnh mà không có phương pháp bảo hộ.

- Tiếp xúc một cách gián tiếp với các thực phẩm nhiễm bệnh.

- Thực hiện việc xử lý các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh không an toàn, không đảm bảo loại bỏ nguồn virus.

Điều trị cúm gia cầm ở người như thế nào?

Lúc này, các y bác sĩ sẽ tập trung trong việc điều trị hỗ trợ và sử dụng các nhóm thuốc kháng virus để giải quyết.

Trong trường hợp nếu người bệnh bị sốt kéo dài, mất cân bằng nước điện giải, cần bổ sung chất cần thiết, cân bằng lại cho người dùng.

Tuy nhiên ở một số đối tượng gặp tình trạng suy hô hấp kéo dài, cần liên tục theo dõi và sử dụng phương pháp điều trị tích cực trong trường hợp này.

Phân biệt cúm gia cầm và cúm mùa

Với cúm mùa, bệnh thường ủ bệnh khá ngắn chỉ trong 1 đến 4 ngày và biểu hiện thường nhẹ nhàng hơn so với cúm gia cầm.

Với Covid 19, việc xuất hiện các triệu chứng mất mùi, mất vị được xem xét và phân biệt.

Cách ngăn ngừa dịch cúm gia cầm

Cúm gia cầm có lây cho người không, cách ngăn ngừa dịch tiến triển- Ảnh 3.

Cho đến hiện nay, đã có rất nhiều các biện pháp trong việc phòng ngừa lây nhiễm bệnh về cúm gia cầm ở người. Có thể kể đến trước hết là việc vệ sinh tay chân, đeo khẩu trang kín trước khi tiếp xúc trực tiếp với các gia cầm, đặc biệt là vào các thời kỳ bệnh đang tiến triển và nguy cơ dịch bùng phát.

Tiếp đến là thực hiện tiêm chủng ngăn ngừa mắc bệnh cúm trên các đối tượng trong gia đình, người trực tiếp tiếp xúc gia cần thường xuyên.

Không chỉ vậy, nếu phát hiện các triệu chứng cúm gia cầm, cần chủ động cách ly mọi người và đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh.

Cùng với đó, khi có xuất hiện cúm trên gia cầm, cần báo chính quyền địa phương để có các phương án giám sát và tiêu hủy đúng đắn, giảm được các nguy cơ phơi nhiễm và bùng dịch trên người.

Cúm gia cầm hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc trị, chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là một điều vô cùng cấp thiết và cần được mọi người tuân thủ thực hiện. Trong trường hợp nếu phát hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh cần cách ly và liên hệ bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và có các phương thức điều trị thích hợp nhất.

Thu Nguyễn


Ý kiến của bạn