Theo các nhà nghiên cứu Hà Lan, một cơn đau tim có khả năng xảy ra cao gấp sáu lần, trong tuần sau khi một người được chẩn đoán mắc bệnh cúm, so với năm trước hoặc sau đó. Những phát hiện này sẽ được trình bày, tại Đại hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu, trực tuyến và tại Copenhagen, Đan Mạch trong tháng 4 này.
Cúm có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim.
Mặc dù những phát hiện không làm rõ liệu những người bị cúm nhẹ hơn có nguy cơ xảy ra cơn đau tim hay không, nhưng người bệnh cũng nên biết về mối liên hệ này.
Mối liên hệ giữa bệnh cúm và các cơn đau tim cũng được đưa ra trong một nghiên cứu của Canada năm 2018, nhưng nó chỉ bao gồm những người nhập viện chứ không phải những người chết do đau tim, ở những nơi khác.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã dựa vào kết quả xét nghiệm từ 16 phòng thí nghiệm, chiếm khoảng 40% dân số Hà Lan, cùng với hồ sơ tử vong và bệnh viện. Hơn 26.000 trường hợp cúm đã được các phòng thí nghiệm xác nhận từ năm 2008 đến 2019.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 401 cá nhân bị ít nhất một cơn đau tim trong vòng một năm, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh cúm, với tổng số 419 cơn đau tim.
Trong số 419 cơn đau tim, 25 ca xảy ra trong bảy ngày đầu tiên sau khi chẩn đoán cúm; 217 trong năm trước khi chẩn đoán; và 177 trong năm sau khi chẩn đoán cúm, nhưng không bao gồm bảy ngày đầu tiên.
Khoảng 1/3 trong số 401 bệnh nhân đã chết do bất kỳ nguyên nhân nào trong vòng một năm, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh cúm.
Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, những người được nghiên cứu có nguy cơ bị đau tim cao hơn 6,16 lần trong tuần, sau khi chẩn đoán cúm so với năm trước hoặc sau đó. Nghiên cứu của Canada cũng cho thấy, họ có nguy cơ bị đau tim cao gấp 6,05 lần trong bảy ngày đó.
Các nhà nghiên cứu Hà Lan cho biết, mối liên hệ này vẫn còn đáng kể và họ có thể xác nhận rằng sự gia tăng rủi ro áp dụng cho các quần thể khác nhau.
Virus cúm được biết là làm tăng đông máu cùng với tình trạng viêm là một phần trong phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại virus, có thể làm suy yếu các mảng mỡ tích tụ trong động mạch. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ, cục máu đông có thể hình thành, ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho tim và gây ra cơn đau tim.
Mời độc giả xem thêm video:
Phương pháp loại bỏ căng thẳng trước khi ngủ