Hà Nội

Cúm B: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa thế nào

26-07-2022 10:39 | Y học 360
google news

SKĐS - Cúm B là bệnh viêm đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Khác với virus cúm A có nhiều chủng gây bệnh (H1N1, H3N2, H5N1…), virus cúm B chỉ có một loại chủng duy nhất. Loại virus này ít biến đổi về cấu trúc kháng nguyên.

9 điều cần ghi nhớ khi uống thuốc cảm cúm9 điều cần ghi nhớ khi uống thuốc cảm cúm

SKĐS - Có rất nhiều loại thuốc cảm cúm và cảm lạnh không kê đơn (OTC) trên thị trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thuốc nào là phù hợp và uống sao cho hiệu quả là điều không đơn giản.


Cúm B lây truyền như thế nào?

Virus cúm B chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người, không lây truyền qua động vật như cúm A. Triệu chứng cúm B thường nhẹ và ít rầm rộ hơn khi so sánh với các biểu hiện của cúm A. Hai loại cúm này cũng thường song hành gây nên bệnh cúm mùa hàng năm.

Chủng cúm tuýp B chỉ có thể gây bệnh cúm mùa, không gây ra đại dịch. Tuy không phổ biến như cúm A và ít có khả năng gây dịch, nhưng bệnh cúm gây ra bởi virus cúm B có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng với các nhóm đối tượng sức đề kháng yếu, có bệnh lý nền mạn tính.

Cúm B có biểu hiện và biến chứng chứng thế nào? - Ảnh 2.

Cúm B là một bệnh viêm đường hô hấp cấp tính gây nên bởi virus.

Triệu chứng của cúm B

Đây là bệnh lây qua đường hô hấp, đối tượng nhiễm bệnh là tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh mạn tính khác.

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm virus cúm B khá ngắn, chỉ khoảng 1 - 3 ngày và các dấu hiệu bệnh không rầm rộ. Tiếp đó, bệnh sẽ diễn tiến trong khoảng 3 - 5 ngày với những triệu chứng phổ biến bao gồm:

Sốt;

- Ớn lạnh;

- Viêm họng;

- Ho;

Sổ mũi và hắt hơi;

- Mệt mỏi;

- Đau nhức cơ, đau tăng khi vận động;

Tuy nhiên, các triệu chứng đường hô hấp do cúm có thể tăng nặng hoặc dẫn đến các biến chứng nếu người bệnh cúm có bội nhiễm vi khuẩn hoặc trên nền bệnh lý mạn tính, suy giảm miễn dịch,...Với người bệnh bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm B có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng, thậm chí sẽ kích hoạt một đợt hen nghiêm trọng.

Cúm B có biểu hiện và biến chứng chứng thế nào? - Ảnh 4.

Sốt cao là một trong những triệu chứng của bệnh cúm.

Những biến chứng bệnh cúm B

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus cúm B gây ra các triệu chứng như sốt (có thể sốt cao, đột ngột), viêm long đường hô hấp trên, ho, sưng đau họng, hiếm khi xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Nếu có những biểu hiện này có thể do biến chứng hoặc kết hợp với các virus khác gây nên.

Suy hô hấp

Đây là biến chứng nặng nhất của cúm B. Những biểu hiện của hiện tượng này xảy ra trong khoảng thời gian khi đã quá từ 3 đến 5 ngày mà vẫn tiếp diễn kèm theo triệu chứng khó thở, tím tái, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu. Người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.

Trường hợp này dễ xảy ra khi người mắc cúm B có bội nhiễm vi khuẩn trên nền bệnh lý mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch.

Gây nguy hiểm cho thai nhi

Phụ nữ mang thai bị nhiễm cúm B có khả năng sinh non hoặc xảy thai. Trong giai đoạn có bầu, cơ thể người phụ nữ phải chịu nhiều biến đổi từ bên trong, sự suy giảm hệ miễn dịch là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, thai phụ dễ dàng bị những biến chứng trên phổi khi bị mắc cúm B, có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu của thai kỳ.

Cúm B có biểu hiện và biến chứng chứng thế nào? - Ảnh 5.

Để phòng bệnh cúm nên thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch.

Điều trị bệnh cúm B 

Với loại bệnh do virus cúm B hay những virus khác gây ra, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân để kê thuốc hạ sốt, nhằm điều trị các triệu chứng xuất hiện trên người bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. 

Các phương pháp trị bệnh chủ yếu theo nguyên tắc: 

Hạ sốt, nghỉ ngơi trong phòng có không gian thoáng, môi trường đảm bảo sạch sẽ. Sử dụng các khoáng chất, vitamin giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, loại bỏ các mầm mống gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng do virus. Bổ sung chất dinh dưỡng trong thực đơn mỗi ngày.

Chăm sóc sức khỏe khi mắc cúm B

Những người mắc bệnh cúm B cần cần phải chú ý những việc sau:

  •  Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là người già, trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Không đi lại những nơi tụ tập đông người.
  •  Nên nằm nghỉ ở những nơi thoáng mát, tránh gió, yên tĩnh, không nên nằm ở những nơi có điều hòa, vì có thể khiến cho các triệu chứng ho, khó thở, khàn giọng... nghiêm trọng hơn.
  • Cần mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước.
  • Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn những thức ăn giải cảm như cháo hành, cháo tía tô... Bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin C như nước cam, nước chanh muối...
  • Uống thuốc hạ sốt ngay khi xuất hiện triệu chứng sốt. Cần uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.
  •  Nên súc họng và vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên mang khẩu trang y tế, che mũi miệng khi bị ho, hắt hơi. Nên dùng khăn giấy thấm các dịch tiết đường hô hấp sau khi ho, hắt hơi để tránh lây lan virus ra ngoài môi trường.
  •  Không chỉ người bệnh mà những người chăm sóc trực tiếp cho người bệnh cũng cần phải chú ý, vì sẽ là người dễ bị lây bệnh nhất bao gồm: Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc cho người bệnh. 
  • Thường xuyên rửa tay để loại bỏ virus bám vào tay trong quá trình chăm sóc.
  •  Khi có các triệu chứng sốt, ho, đau họng thì người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm, các chuyên gia khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virrus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

6. Nếu triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi..., ngày càng tăng nặng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Mời độc giả xem thêm video:

Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân-


BS. Nguyễn Văn Quang - BV 103
Ý kiến của bạn