Cục Di sản Văn hoá đề nghị xác minh tính xác thực về thông tin bán đấu giá sắc phong có nguồn gốc Việt Nam

13-04-2023 11:04 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đang phối hợp với các tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương xác minh tính xác thực của các sắc phong được trang đấu giá tại Thượng Hải (Trung Quốc) bán đấu giá.

Sắc phong - Mạch nguồn văn hóa dân tộcSắc phong - Mạch nguồn văn hóa dân tộc

SKĐS - Sắc phong (gọi đầy đủ là đạo sắc phong) được hiểu là văn bản của nhà Vua ban để phong chức tước cho quý tộc, quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần, thành hoàng được xây dựng trong các đình, làng thuộc xã của người Việt.

Liên quan đến những thông tin bán đấu giá sắc phong có nguồn gốc Việt Nam, chiều 12/4/2023, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL) Lê Thị Thu Hiền đã ký Công văn số 309/DSVH-DT gửi Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương đề nghị phối hợp, khẩn trương xác minh tính xác thực của các sắc phong hiện đang rao bán trên có nguồn gốc tại các di tích, bảo tàng và các địa điểm liên quan ở địa phương.

Công văn nêu, trên website của Công ty đấu giá "Thượng Hải Dương Minh phách mại hữu hạn" có đăng tải thông tin vào 9 giờ 30 ngày 22/4/2023, tại khách sạn Majesty Plaza Thượng Hải sẽ diễn ra phiên đấu giá với tên gọi "Giấy cũ phồn hoa – Lịch sử văn hiến và bằng sắc trăm năm" (ký hiệu phiên đấu giá S23041), hiện vật đấu giá là 672 món đồ bằng giấy, trong đó có đạo sắc có khả năng là hiện vật gốc, nguồn gốc của Việt Nam (có số thứ tự từ 2243 đến 2254, bao gồm sắc phong đã có tại xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).

Sắc phong ở Tam Nông (Phú Thọ) được rao bán trên trang web của Trung Quốc

Sắc phong ở Tam Nông (Phú Thọ) được rao bán trên trang web của Trung Quốc

Về việc này, Cục Di sản văn hóa đề nghị các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương phối hợp, khẩn trương xác minh tính xác thực của các sắc phong hiện đang rao bán trên có nguồn gốc tại các di tích, bảo tàng và các địa điểm liên quan ở địa phương.

Thu thập và cung cấp các thông tin pháp lý về sắc phong (bao gồm hình ảnh, kích thước, chất liệu,… và các văn bản pháp lý có liên quan), việc mất cắp sắc phong (đơn trình báo mất cắp, hình ảnh, biên bản và các hồ sơ liên quan đến vụ việc mất cắp sắc phong này), báo cáo UBND tỉnh và Bộ VHTTDL để phối hợp, làm việc với các cơ quan, tổ chức liên quan về giải pháp hồi hương cổ vật về di tích gốc, bảo tàng và các địa điểm liên quan theo nội dung Công ước UNESCO 1970 về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa mà Việt Nam tham gia.

Cục Di sản văn hóa đề nghị các Sở phối hợp chặt chẽ với Cục Di sản văn hóa trong quá trình xác minh tính xác thực của các sắc phong; xây dựng hồ sơ chứng minh nguồn gốc sắc phong từ các di tích, bảo tàng và các địa điểm liên quan ở địa phương. Đồng thời, đề nghị các Sở triển khai thực hiện và báo cáo đầy đủ gửi Cục Di sản văn hóa trước ngày 17/4/2023 để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định.

Trước đó, thông tin báo chí nêu, anh Trần Ngọc Đông, một thành viên tích cực của cộng đồng bảo vệ di sản Việt đã cung cấp thông tin về số phận của những sắc phong đền Quốc tế xã Dị Nậu, huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ). Theo đó, một trang đấu giá có địa chỉ tại Thượng Hải, Trung Quốc đăng một số cổ vật thuộc nhóm Phiên Thuộc Văn Hiến, bao gồm các sắc phong của làng Dị Nậu với giá đề nghị khởi điểm từ 2.800 đến 3.500 nhân dân tệ (từ 9,5 triệu đến khoảng 12 triệu đồng). Phiên đấu giá diễn ra vào ngày 22/4/2023.

Cục Di sản Văn hoá đề nghị xác minh tính xác thực về thông tin bán đấu giá sắc phong có nguồn gốc Việt Nam - Ảnh 3.

Ban bảo vệ di tích lịch sử xã Tri Trung (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã tổ chức lễ tiếp nhận sắc phong di tích lịch sử cấp quốc gia đình Tri Chỉ bị thất lạc 16 năm trước.

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, các sắc phong trong các triều đại phong kiến đều gắn với vận hội lớn của đất nước. Vận hội có thể là việc thuận lợi như xây dựng kinh thành, đê điều... chính là việc xây dựng cuộc sống của người dân. Và vận hội có thể là khi đất nước gặp nguy nan như đất nước bị xâm lược hoặc gặp thiên tai như lụt lội thì nhà vua sẽ giao cho Bộ Lễ kiểm kê, sưu tầm để sắc phong cho các vị thần.

Bởi lúc này đất nước cần sự đồng thuận tối đa của toàn thể dân tộc để vượt qua thử thách và các vị thần chính là tinh túy của tinh thần nhân dân tích tụ lại được nhân dân thờ phụng, tín ngưỡng. Chính điều này đã đoàn kết nhân dân để vượt qua những thử thách. Chính vì vậy, sắc phong lúc bấy giờ là biểu tượng cho tinh thần toàn thể nhân dân, dân tộc.

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, sắc phong cần phải được giữ gìn một cách trang  nghiêm, trang trọng vì đó chính là lòng dân.

Xem thêm video đang được quan tâm

Tối 12/4: Bảo Hiểm Tạm Ứng 1,18 Tỷ Đồng Cho Gia Đình Phi Công Tử Nạn Trong Vụ Trực Thăng Rơi 

NK
Ý kiến của bạn