Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên

19-03-2024 19:34 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Nằm trong hệ thống các cửa thuộc Kinh thành Huế, Trấn Bình Môn nằm ở góc đông bắc với ý nghĩa trấn giữ để được thanh bình. Hiện nay Trấn Bình Môn gần như đang bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, bên cạnh 10 cửa chính của Kinh thành Huế, ở góc đông bắc còn có 1 cổng phụ đi từ Kinh thành qua Trấn Bình Đài có tên Trấn Bình Môn.

Trấn Bình Môn được xây dựng ở đoạn thành nối liền 2 pháo đài Đông Bình và Bắc Định với ý nghĩa trấn giữ để được thanh bình. Năm 1805 dưới thời vua Gia Long, đây chỉ tòa thành đắp bằng đất, đến khoảng năm 1818 được xây bằng gạch.

Năm 1832, cửa này được xây lại, đến năm 1836, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Trấn Bình Môn với ý nghĩa là công trình kiến trúc dùng để giữ yên Kinh thành. Trong các cuộc kháng chiến, nơi đây chứng kiến nhiều trận giao tranh quyết liệt.

Mang giá trị lịch sử, thuộc di tích Kinh thành Huế, những tưởng Trấn Bình Môn được trùng tu, gìn giữ thế nhưng hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Phần cửa gỗ hư hỏng, cửa vòm xây bít không thể lưu thông. Phía mặt nền Trấn Bình Môn đầy rẫy rác thải, nguy cơ trở thành nơi tụ tập cho các tệ nạn...

Một số hình ảnh do PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận:

Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 1.

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Trấn Bình Môn là một dạng Ám môn xây bằng gạch vồ và Bát Tràng trát vữa vôi, cao 6,16m, sâu 21,1m, phần vòm cuốn ở giữa cao 3,6m, rộng 2,77m và 2 cánh cửa gỗ thượng song hạ bản, sơn màu đỏ.

Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 2.

Phía trên cửa vòm vẫn còn tấm biển đá Thanh dài 1,60m, rộng 0,66m, dày 0,17m khắc 3 chữ Hán Trấn Bình Môn.

Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 3.

Phía trong, bên phải có một cánh cửa nhỏ thông vào một căn phòng được cho là nhà kho của Trấn Bình Đài.

Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 4.

Trải qua thời gian, Trấn Bình Môn hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Những mảng tường xuất hiện vết vẽ bậy.

Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 5.
Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 6.

Giữa mặt nền của cửa thành đầy rẫy rác thải.

Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 7.

Phía trên Trấn Bình Môn mái lợp bị hư hỏng nhưng không được tu sửa.

Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 8.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Trần Bình Môn hiện nay bị xuống cấp, tuy nhiên đang thuộc sự quản lý của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế. Về lâu dài, Trung tâm sẽ nghiên cứu và kiến nghị giải pháp cụ thể để tu bổ, phục hồi Trấn Bình Môn nhằm khai thác, bảo vệ hiệu quả.

Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên- Ảnh 9.

Trong khi đó, trao đổi với PV, lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận, hiện khu vực Trấn Bình Môn đang được giao quân sự quản lý. Khi Bộ CHQS tỉnh và Bệnh viện 268 di chuyển về vị trí đóng quân mới, khu vực này được giao lại cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý, sau đó đơn vị này sẽ đưa vào kế hoạch để trùng tu.

Video cận cảnh cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên.

Điều ít biết về loạt 13 cửa ra vào di tích Kinh thành HuếĐiều ít biết về loạt 13 cửa ra vào di tích Kinh thành Huế

SKĐS - Kinh thành Huế có 10 cổng thành chính và 3 cổng phụ. Với lối kiến trúc độc đáo, các cửa này không chỉ mang giá trị về giao thông, phòng thủ cao mà còn mang giá trị nghệ thuật kiến trúc thành trì của Việt Nam thời Nguyễn.


Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn