Hà Nội

Cửa sổ Văn hóa: Những điều ít biết về tượng vàng Oscar

28-02-2022 09:20 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Lễ trao giải Oscar trong quá khứ diễn ra thế nào? Các hiện tượng, kỷ lục liên quan đến sự kiện quan trọng này?

8 thú vị nên biết trước Oscar 20228 thú vị nên biết trước Oscar 2022

SKĐS - Cho dù lễ trao giải Oscar 2022 ngày 27/3 mới diễn ra ở Hollywood, song ngay bây giờ truyền thông thế giới đã xôn xao về sự kiện này.

Tượng vàng Oscar giống ông bác tôi

Tượng vàng Oscar cao 34 cm, cân nặng 3,58 kg. Pho tượng nổi tiếng này do Margaret Herrick, nữ thủ thư thư viện Viện Phim Mỹ, sau này là Giám đốc Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ. Lần đầu tiên nhìn thấy tác phẩm vào đầu năm 1929, cô nhận xét: "Trông giống hệt ông Oscar, bác tôi!" (Oscar Pierce).

Cửa sổ Văn hóa: Tượng vàng giống ông bác không được bán và vài kỷ lục Oscar - Ảnh 2.

Nguyên mẫu tượng vàng.

Đó tác phẩm tượng thạch cao giới thiệu hiệp sĩ tay cầm kiếm đứng trên hộp đựng phim do họa sĩ Cedric Gibbons, Giám đốc nghệ thuật hãng phim Metro-Goldwyn-Mayer (MGM) thiết kế.

Viện Phim Mỹ lần đầu trao giải thưởng danh giá này năm 1929, tại khách sạn Hollywood Roosevelt ở Los Angeles. Gala khi ấy là một cuộc chiêu đãi cá nhân dành cho 270 thực khách.

Khởi đầu tượng Oscar thạch cao!

Vì lý do hạn chế sử dụng kim loại trong ngành công nghiệp dân dụng thời ấy, những năm đầu tượng Oscar được làm từ thạch cao. Mãi sau kết thúc Chiến tranh Thế giới II (1945), pho tượng danh giá mới được chế tác từ kim loại.

Từ năm 1946, các tác giả được tôn vinh nhận tượng kim loại mạ đồng. Vài năm sau, đồng được thay thế bằng hợp kim có tên "britannium" và được duy trì đến bây giờ. "Britannium" cấu thành từ các thành phần: 93% chì, 5% antymon và 2% đồng, được mạ vàng 24 kara.

Thảm đỏ và tượng vàng không được phép bán

Thảm đỏ nổi tiếng hàng năm trải đón khách tới gala Dolby Theatre (trước đây: Kodak Theatre) dài 122,5 mét.

Cửa sổ Văn hóa: Tượng vàng giống ông bác không được bán và vài kỷ lục Oscar - Ảnh 3.

Walt Disney, kỷ lục 59 đề cử, đoạt 26.

Từ 1950 những nghệ sĩ đoạt tượng vàng cùng người thân của họ không được phép bán – cho dù tất cả đều phải làm thủ tục "mua" với giá 1… USD!

Bộ ba giành Số 5 Oscar Bự

Đến nay, lịch sử mới ghi nhận 3 phim đoạt cái gọi là Số 5 Oscar Bự, tức tượng vàng các hạng mục: Phim hay nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản gốc hay nhất. 3 phim đó là:

-"Chuyện xảy ra trong đêm" (1934);

-"Bay trên tổ chim cúc cu" (1975);

-"Sự im lặng của bầy cừu" (1991).

Những phim kỷ lục giành Oscar

3 phim đoạt nhiều tượng vàng Oscar nhất: "Ben-Hur" (1959), "Titanic" (1997) và "Chúa tể những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua" (2003) – mỗi phim nhận 11 Oscar.

Ngoài 3 kiệt tác đã kể, phim duy nhất giành số giải 2 chữ số là "West Side Story" (1961) – 10 tượng vàng.

Disney-kỷ lục cá nhân

Nghệ sĩ duy nhất giành nhiều tượng vàng Oscar nhất là Walt Disney (1901-1996). Các phim của Disney gom 59 đề cử, đoạt tổng cộng 26 tượng vàng (4 Oscar danh dự). Disney cũng độc chiếm kỷ lục số lượng nhiều nhất tượng vàng trong thời gian dài: liên tục 8 năm (từ 1931 đến 1939)- gộp lại 10 Oscar trong giai đoạn này.

Cửa sổ Văn hóa: Tượng vàng giống ông bác không được bán và vài kỷ lục Oscar - Ảnh 4.

Oscar Hammerstein II, nghệ sĩ có tên Oscar duy nhất đăng quang Oscar.

Phim thời lượng dài nhất (238 phút) giành Oscar, hạng mục phim hay nhất là "Cuốn theo chiều gió" (1940). Trái lại, cùng hạng mục, phim thắng tượng vàng thời lượng ngắn nhất (90 phút) là "Marty" (1955).

Phim tiếp nối duy nhất trong lịch sử đăng quang tượng vàng, hạng mục Phim hay nhất là "Bố già phần II" (1974).

Alfred Hitchcock (1898-1980) đạo diễn, tác giả kịch bản kiêm nhà sản xuất phim người Anh lỗi lạc có tới 5 lần được đề cử Oscar, hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất- song thật khó tin- chưa một lần đăng quang!

Oscar đăng quang Oscar

Đến nay mới chỉ duy nhất một nghệ sĩ có tên Oscar đoạt tượng vàng Oscar. Đặc biệt, tới 2 lần. Đó Oscar Hammerstein II (1895-1960) nhạc sĩ kiêm đạo diễn sân khấu Mỹ. Oscar Hammerstein II đăng quang tượng vàng năm 1942 và 1945, hạng mục "Ca khúc gốc hay nhất" với nhạc phẩm "The Last Time I Saw Paris" và "It Might As Well Be Spring".

Nghĩa phim "Lối về miền hoa" bị ghét, diễn viên Tô Dũng trải lòng Nghĩa phim 'Lối về miền hoa' bị ghét, diễn viên Tô Dũng trải lòng

SKĐS - Phim ‘Lối về miền hoa’ đang được khán giả quan tâm, trong đó có chàng kỹ sư nông nghiệp tên Nghĩa do diễn viên Tô Dũng đảm nhận.

Ngọc Báu
Ý kiến của bạn