Mỗi khi Tết đến xuân về, gia đình ông Nguyễn Đình Do (92 tuổi) ở xã Tiên Phương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn duy trì phong tục quây quần để gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, cầu mong năm mới sung túc, anh lành và hạnh phúc.
Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng với gia đình nhà ông Nguyễn Đình Do vẫn duy trì phong tục gói bánh chưng ngày tết đến nay đã hơn 70 năm.
Bà Nguyễn Thị Đoài (88 tuổi) cho biết: Mặc dù công việc bận rộn, nhiều gia đình trên phố thường mua bánh chưng nhưng với gia đình nhà tôi vẫn duy trì việc tự tay gói bánh để dâng lên bàn thờ gia tiên.
Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi trong đời sống như:..
...gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hạt tiêu, lạt giang...
Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mọi người hạn chế tập trung ăn uống nên gia đình tôi chỉ gói gần 20 chiếc. Lá dong để gói số bánh trên được gia đình trồng ngay tại vườn nhà, ông Nguyễn Đình Do cho biết thêm.
Bánh chưng là món ăn truyền thống mỗi gia đình đều cúng trên bàn thờ gia tiên mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Quây quần gói bánh chưng.
Từ những nguyên liệu được chuẩn bị chu đáo, bằng tất cả sự khéo léo, gia đình ông Nguyễn Đình Do đã tạo ra những chiếc bánh vuông vức, đẹp mắt.
Ông Nguyễn ĐÌnh Do gói bánh chưng bên hiên nhà hơn 200 tuổi đặc trưng Bắc Bộ rất hiếm có ở Hà Nội.
Đối với người Việt Nam, bánh chưng chính là tượng trưng cho một nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Người Việt Nam thường hay nói với nhau, thấy đào thấy quất thấy bánh chưng là thấy Tết. Bánh chưng xuất hiện như là một hình ảnh đặc trưng của ngày Tết truyền thống Việt Nam, ông Nguyễn Đình Do chia sê.