Bệnh nhân “chỉ định” để được truyền dịch mỗi khi ốm, sốt, mệt
Nguyên nhân của sự việc trên vẫn đang chờ các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, và trường hợp của bé B là do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên,đã có nhiều bài học đắt giá cho việc người dân thường có thói quen, cứ “ốm, sốt” là tự ý truyền dịch, thậm chí có người còn “yêu cầu” nhân viên y tế cho truyền dịch để nhanh khỏe.
Một bác sĩ công tác tại trạm y tế thuộc Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, ông rất hay được bệnh nhân mỗi khi ốm, sốt đến trạm y tế, thậm chí đến nhà xin được “truyền nước, truyền hoa quả, truyền đạm” để nhanh khỏe. Ông đã giải thích, tuy nhiên do những lần trước đó những bệnh nhân này khi ốm sốt hoặc thậm chí hơi mệt mỏi được truyền dịch thấy khỏi nhanh lại đỡ mệt nên nhiều người đã bỏ ngoài tai.
Mới đây, đầu tháng 10 các bác sĩ BV Việt Nam Thụy Điển, Uông Bí đã phải cấp cứu cho một người phụ nữ 56 tuổi vì bị sốc phản vệ độ III, tiên lượng rất nặng do tự ý ra hiệu thuốc mua nước hoa quả để truyền dịch tại nhà. Theo như lời kể của bệnh nhân này, trước đây mỗi khi mệt mỏi bà thường ra mua nước hoa quả hoặc gọi nôm na là “chai đạm” và về nhờ cháu có biết chuyên môn về cắm dịch truyền làm giúp. Lần này cũng vậy, nhưng sau cắm kim được khoảng 10 phút, bà thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng đưa đến viện. Các bác sĩ cho biết rất may người phụ nữ này đến việc kịp nên đã được các bác sĩ cấp cứu và xử trí kịp thời nếu không không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Tự ý tiêm truyền tại nhà tiềm ẩn những nguy cơ khó lường
Quan niệm sai lầm!
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Sốt, mệt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Việc tiêm, truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Tức là bác sĩ sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh ấy có cần phải truyền dịch không?. Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, thì bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lượng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.
PGS-TS Dũng cũng lưu ý, ngoài ra trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Mặt khác, PGS Dũng cũng chia sẻ, khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim.
Ngoài ra, truyền dịch ở nhà không có đủ phương tiện để xét nghiệm bệnh nhân thừa thiếu chất gì ở trong máu. Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. “Ví dụ bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não; thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não… Chẳng hạn, trẻ sốt do viêm phổi hay mệt do bị bệnh tim... là hai trường hợp phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền sẽ khiến tim quá tải, không chịu được dịch truyền, gây ra các tai biến. Những người già, thận yếu, việc truyền dịch còn có thể khiến phù não, tai biến trên não.”. PGS Dũng nói.
Cùng quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Hữu Đức , trường Đại học Y Dược TP HCM cho biết, truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Thậm chí, có thể lây nhiễm bệnh mạn tính như viêm gan, HIV.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, việc tiêm, truyền tại nhà là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ: Tai biến nặng nhất có thể tử vong do shock phản vệ, không thì cũng nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy người dân tuyệt không được tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Cứ ốm, sốt là truyền dịch khi nào mới bỏ được thói quen này?
Cái chết của cháu N.G.B. 22 tháng tuổi, ngụ tại thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội mới đây do liên quan đến việc truyền dịch khiến nhiều người hết sức bàng hoàng. Trên thực tế không ít người đã và đang sử dụng biện pháp truyền dịch tại nhà như một “cứu cánh” mỗi khi ốm, sốt hoặc cơ thể mệt mỏi. Việc làm này đã được cảnh báo không hề an toàn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí nguy kịch tính mạng.
Bệnh nhân “chỉ định” để được truyền dịch mỗi khi ốm, sốt, mệt
Nguyên nhân của sự việc trên vẫn đang chờ các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, và trường hợp của bé B là do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên,đã có nhiều bài học đắt giá cho việc người dân thường có thói quen, cứ “ốm, sốt” là tự ý truyền dịch, thậm chí có người còn “yêu cầu” nhân viên y tế cho truyền dịch để nhanh khỏe.
Một bác sĩ công tác tại trạm y tế thuộc Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, ông rất hay được bệnh nhân mỗi khi ốm, sốt đến trạm y tế, thậm chí đến nhà xin được “truyền nước, truyền hoa quả, truyền đạm” để nhanh khỏe. Ông đã giải thích, tuy nhiên do những lần trước đó những bệnh nhân này khi ốm sốt hoặc thậm chí hơi mệt mỏi được truyền dịch thấy khỏi nhanh lại đỡ mệt nên nhiều người đã bỏ ngoài tai.
Mới đây, đầu tháng 10 các bác sĩ BV Việt Nam Thụy Điển, Uông Bí đã phải cấp cứu cho một người phụ nữ 56 tuổi vì bị sốc phản vệ độ III, tiên lượng rất nặng do tự ý ra hiệu thuốc mua nước hoa quả để truyền dịch tại nhà. Theo như lời kể của bệnh nhân này, trước đây mỗi khi mệt mỏi bà thường ra mua nước hoa quả hoặc gọi nôm na là “chai đạm” và về nhờ cháu có biết chuyên môn về cắm dịch truyền làm giúp. Lần này cũng vậy, nhưng sau cắm kim được khoảng 10 phút, bà thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng đưa đến viện. Các bác sĩ cho biết rất may người phụ nữ này đến việc kịp nên đã được các bác sĩ cấp cứu và xử trí kịp thời nếu không không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Quan niệm sai lầm!
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Sốt, mệt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Việc tiêm, truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Tức là bác sĩ sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh ấy có cần phải truyền dịch không?. Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, thì bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lượng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.
PGS-TS Dũng cũng lưu ý, ngoài ra trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Mặt khác, PGS Dũng cũng chia sẻ, khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim. Ngoài ra, truyền dịch ở nhà không có đủ phương tiện để xét nghiệm bệnh nhân thừa thiếu chất gì ở trong máu. Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. “Ví dụ bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não; thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não… Chẳng hạn, trẻ sốt do viêm phổi hay mệt do bị bệnh tim... là hai trường hợp phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền sẽ khiến tim quá tải, không chịu được dịch truyền, gây ra các tai biến. Những người già, thận yếu, việc truyền dịch còn có thể khiến phù não, tai biến trên não.”. PGS Dũng nói.
Cùng quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Hữu Đức , trường Đại học Y Dược TP HCM cho biết, truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Thậm chí, có thể lây nhiễm bệnh mạn tính như viêm gan, HIV.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, việc tiêm, truyền tại nhà là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ: Tai biến nặng nhất có thể tử vong do shock phản vệ, không thì cũng nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy người dân tuyệt không được tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Trẻ tuổi mẫu giáo bị gan nhiễm mỡ không còn
GS Đào Văn Long cho biết ông gặp nhiều trẻ mới 4, 5 tuổi đã bị gan nhiễm mỡ nặng trong đó có cháu thì béo phì, cháu thì suy dinh dưỡng.
Bé tí đã gan nhiễm mỡ?
Đó là thắc mắc của nhiều cha mẹ khi đưa con đi khám bệnh và được bác sĩ cho biết bị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ không phải là hiếm.
Trường hợp bé N.T.A. 4 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội được bố mẹ bé đưa đi khám vì cháu có dấu hiệu mệt, chán ăn. Khi xét nghiệm máu, chỉ số trygliceride trong máu lên tới trên 5 mmol/l vượt quá ngưỡng bình thường là 2,2 mmol/l. Bác sĩ siêu âm gan thấy độ sáng của nhu mô gan cao. Bé A được chẩn đoán gan nhiễm mỡ độ 2.
Theo bố mẹ của T.A, cháu rất thích ăn đồ ngọt, các thực phẩm chiên rán. Dù gia đình có hạn chế nhưng cháu vẫn thích nên đôi khi có chiều chuộng cháu. 4 tuổi cháu bé và cao lớn nhất lớp và nhiều lần trước bé đã đi khám dinh dưỡng không thấy cảnh báo gan nhiễm mỡ. T. A lười vận động hơn những đứa trẻ khác và ở bé hội tụ đủ các yếu tố gây gan nhiễm mỡ. Khi bác sĩ cho biết bé bị gan nhiễm mỡ bố mẹ bé đều thắc mắc bé còn nhỏ đã mắc bệnh này.
Bác sĩ cho biết việc điều trị không có, bé T.A phải hạn chế việc dùng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cholestrol,… có thể làm mỡ trong gan tích tự nhiều hơn. Bên cạnh đó nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, vitamin cùng hàng loạt các khoáng chất cần thiết cho gan.
Phòng gan nhiễm mỡ như nào
Theo Giáo sư Đào Văn Long – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai
vượt quá 5 % của tế bào gan được coi là gan nhiễm mỡ, đây là 1 trong những bệnh phổ biến trên thế giới, giao động từ 10 – 30 % dân số bị gan nhiễm mỡ. Các thầy thuốc gan mật ở nước ta ước tính 20 % dân số nước ta bị gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Long cho biết không riêng trẻ béo phì mà nhiều trẻ gày yếu cũng bị gan nhiễm mỡ vì khi suy dinh dưỡng cơ thể vận động mỡ đốt cháy các sản phẩm trong cơ thể tạo thành năng lượng tiêu thụ. Nhưng ở trẻ suy dinh dưỡng thiếu hụt men nên axit béo tự do đi vào gan nó không chuyển hoá hết và axit béo tạo thành mỡ đọng ở gan gây gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ trong lâm sàng người ta chia gan nhiễm mỡ do rươu: Rượu không chuyển hoá được biến thành axit béo tự do, tích tụ trong tế bào gan, các tế bào gan bắt buộc chuyển thành triglyceride đọng trong gan.
Trường hợp thứ hai là gan nhiễm mỡ không do rượu. theo GS Long ngày càng nhiều người bị, hay gặp ở người béo phì, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, do dùng thuốc như corticoid, một số thuốc trị ung thư, một số trường hợp suy dinh dưỡng cũng làm cho gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ thường có biểu hiện thầm lặng, người bệnh có cảm giác ăn không ngon, chậm tiêu, đau tức hạ sườn phải, 1 số người uống rượu có triệu chứng sút cân, vàng da mệt mỏi.
Ở giai đoạn bình thường triệu chứng âm thâm và khi có dấu hiệu thì đã ở giai đoạn thoái hoá mỡ, viêm gan do nhiễm mỡ, xơ gan do thoái hoá mỡ mức độ cao nhất là ung thư.
GS Long nhấn mạnh gan nhiễm mỡ là bệnh tiến triển kéo dài lâu, muốn dự phòng có mấy nguyên tắc: Ăn uống và sinh hoạt, kiểm soát cân nặng, bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu phải có điều trị kiểm soát ngay.
Gan nhiễm mỡ gần như không có thuốc đặc hiệu, những người nghiện rượu ngừng sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn.
Chế độ ăn chung của người bị gan nhiễm mỡ đó là ăn đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể nhưng hụt chút. Sức ăn bình thường là 10 chỉ ăn 8.,5 – 9 đơn vị.
Trong khẩu phần ăn chất mỡ và tinh bột nên hạn chế, các thịt có màu đỏ như thịt bò, trâu, chó, nội tạng cần ăn ít. Người bệnh nên ăn các loại thịt có màu trắng, thịt gia cầm, cá và ăn nhiều rau quả, giúp cơ thể tốt rau quả mang lại sức khoẻ
Ngoài ra, cần duy trì vận động thể lực tối thiểu 1 tiếng đồng hồ, người béo phì cần giảm cân phải tìm mọi cách giảm cân.
Việc điều trị gan nhiễm mỡ không có thuốc đặc hiệu, tuy nhiên, theo GS Long cho đến nay cả thuốc nam và thuốc Tây không có thuốc nào đặc hiệu tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy vitamine E tốt cho người gan nhiễm mỡ nếu dùng vitamine 1000 đơn vị trong 3 - 6 tháng.
Còn các loại cây cỏ có tác dụng nhưng phần lớn không có tác dụng với gan nhiễm mỡ nếu khi dùng thuốc phải rất thận trọng và phải có hướng dẫn chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.