Hà Nội

Củ nghệ có hại cho thận không?

03-05-2024 11:55 | Vị thuốc quanh ta
google news

SKĐS - Củ nghệ là một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn và là vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền nhiều thế kỷ. Một số thông tin cho rằng, củ nghệ có thể không tốt cho thận. Vậy thực hư thế nào?

Củ nghệ nổi tiếng với đặc tính chống viêmchống oxy hóa mạnh mẽ nhờ vào hợp chất hoạt động curcumin. Mặc dù dùng củ nghệ thường được coi là an toàn và có lợi cho sức khỏe, đặc biệt khi tiêu thụ với lượng vừa phải như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, nhưng nhiều người băn khoăn về tác dụng của nghệ đối với sức khỏe thận. Vậy thực hư thế nào?

1. Củ nghệ có nhiều tác dụng tốt cho thận

Củ nghệ có chứa chất curcumin, được chứng minh là có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Viêm mạn tính có liên quan đến nhiều bệnh thận khác nhau, bao gồm cả bệnh thận mạn tính (CKD). Curcumin còn được biết đến với tác dụng chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do có hại và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa.

Nghệ có hại cho thận không?

Củ nghệ có nhiều lợi ích tốt cho thận, nhưng người mắc bệnh thận tránh dùng liều cao, chất bổ sung...

Một số nghiên cứu cho thấy, nghệ có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương và rối loạn chức năng thận. Nghiên cứu trên mô hình động vật đã chứng minh rằng bổ sung chất curcumin có thể giúp giảm thiểu tổn thương thận do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độc tố, tiểu đường và cholesterol cao.

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh thận. Củ nghệ có thể giúp hạ huyết áp thông qua tác dụng giãn mạch và chống viêm, có khả năng làm giảm nguy cơ tổn thương thận liên quan đến tăng huyết áp. Tuy nhiên, những người đang mắc bệnh thận nên theo dõi huyết áp cẩn thận và tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng nghệ như một chất bổ sung vì nghệ cũng có một số tác dụng phụ cần chú ý.

2. Lưu ý dùng nghệ với người bệnh thận

Mặc dù nghệ thường được coi là an toàn cho hầu hết mọi người khi tiêu thụ với số lượng như trong ẩm thực, nhưng việc tiêu thụ hoặc bổ sung quá nhiều nghệ có thể gây ra rủi ro, đặc biệt đối với những người có vấn đề về thận.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chất curcumin liều cao có thể có tác dụng gây độc cho thận và làm trầm trọng thêm tổn thương thận, đặc biệt ở những người mắc bệnh thận từ trước hoặc có các yếu tố nguy cơ.

Các chất bổ sung nghệ có thể tương tác với một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu và các loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng thận. Những người mắc bệnh thận cần tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bổ sung bột nghệ.

3. Oxalate trong nghệ có thể gây sỏi thận

Mặc dù nghệ có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành một số loại sỏi thận nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nghệ có chứa oxalat, hợp chất có thể góp phần hình thành sỏi thận canxi oxalat ở những người nhạy cảm.

Những người có tiền sử sỏi thận hoặc những người dễ mắc các vấn đề về thận liên quan đến oxalate nên tiêu thụ nghệ với mức độ vừa phải và đảm bảo đủ lượng nước để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

Những người mắc bệnh thận hoặc những người có nguy cơ mắc các vấn đề về thận nên thận trọng khi sử dụng chất bổ sung nghệ và cân nhắc tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi kết hợp chúng vào chế độ ăn của mình.

Theo dõi chức năng thận thông qua xét nghiệm máu thường xuyên và đánh giá lâm sàng là rất quan trọng đối với những người mắc bệnh thận, đặc biệt nếu họ đang cân nhắc việc bổ sung nghệ.

Mời độc giả xem thêm:

5 cách dùng nghệ tốt nhất cho sức khỏe5 cách dùng nghệ tốt nhất cho sức khỏe

SKĐS - Củ nghệ là loại gia vị có màu vàng, vốn là thành phần chủ yếu trong y học cổ truyền, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng cách sử dụng nghệ như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất?



DS. Bạch Thủy
(Theo TOII)
Ý kiến của bạn