Hà Nội

Cứ lặp đi lặp lại những thói quen này, bệnh trĩ sẽ 'ghé thăm' bạn

04-09-2020 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng phổ biến. Khi bắt đầu tuổi trưởng thành, bạn nên cảnh giác với bệnh trĩ, bởi lúc này những thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt, làm việc cũng đều rất dễ gây ra bệnh trĩ. Có những thói quen hàng ngày rất bình thường nhưng khi lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ không phân biệt lứa tuổi, mặc dù người cao tuổi có tỷ lệ mắc trĩ cao hơn hẳn nhưng xu hướng hiện nay cho thấy bệnh trĩ bắt đầu xuất hiện nhiều ở những người tuổi còn trẻ. Sau đây là một số thói quen dễ mắc trĩ ít ai ngờ tới.

Ngồi lâu

Theo các nghiên cứu về bệnh trĩ cho thấy, có tới 73% những người thường ngồi lâu khi làm việc sẽ mắc phải bệnh trĩ khi lớn tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ này ở những người thường xuyên đi lại và vận động nhiều chỉ khoảng 40-43%.

Nên đề phòng bệnh trĩ bằng cách thư giãn sau mỗi giờ làm việc.

Không cần đi lại quá nhiều, chỉ cần ít phút đi photo văn bản, lấy nước, đi vệ sinh… miễn là cứ 1 giờ lại có khoảng 5 phút đứng lên đi lại là nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống gần phân nửa.

Uống ít nước

Uống quá ít nước có thể gây ra táo bón và trĩ, vì vậy, đừng bao giờ để cơ thể bạn bị thiếu nước.

Uống nước không chỉ đóng vai trò tốt trong công tác phòng chống táo bón và bệnh trĩ mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, không nên uống nhiều trà vì trà gây khó tiêu, không có lợi cho việc bài tiết chất thải.

Đi vệ sinh quá lâu

Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo mà không biết rằng hành vi này dễ gây nên bệnh trĩ. Thói quen này kéo dài thường xuyên dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Vì vừa đọc báo vừa đi vệ sinh dễ khiến bạn phân tâm, tăng gánh nặng hậu môn.

Thời gian hậu môn mở kéo dài thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.

Không trị dứt bệnh táo bón

Nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ là bệnh táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm. Trong một thời gian dài bị táo bón, các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi đi vệ sinh.

Đồng thời chúng có thể bị viêm nhiễm do quá trình đi vệ sinh khó khăn, không có sự hỗ trợ điều trị của thuốc thang phù hợp dẫn đến tình trạng giãn cơ hậu môn, cuối cùng là mắc phải bệnh trĩ.

Vì vậy, nếu bị táo bón, hãy cố gắng trị dứt điểm để tránh bệnh phát triển nặng thành trĩ.

Ăn uống không hợp lý

Những món ăn gây ra bệnh trĩ bao gồm thức uống có cồn như bia, rượu và những loại thực phẩm nêm nhiều gia vị, ướp nhiều hương liệu.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo, ăn nhiều thực phẩm cay và dùng bia rượu có thể dẫn đến táo bón kinh niên, gây tắc nghẽn hậu môn, chảy máu khi đi ngoài, viêm nhiễm và dẫn đến bệnh trĩ.

Những thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ theo Đông y cũng là một trong những thực phẩm gây nóng và là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Để phòng bệnh, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, những loại hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ như táo, dưa hấu, các loại khoai như khoai lang hay các hạt giàu chất béo có lợi như hạnh nhân.

“Yêu” bằng “cửa sau”

Dù là lần đầu tiên “yêu” bằng “cửa sau” hay đã quen với việc này thì nguy cơ mắc bệnh trĩ sau mỗi lần “yêu” đều rất cao.

Vốn dĩ “cửa sau” không được tạo hóa thiết kế phù hợp cho quan hệ chăn gối nên việc bị xước, thủng, rách niêm mạc là điều thường xuyên xảy ra. Nếu khu vực này bị viêm nhiễm, hậu quả sẽ viêm xương chậu, thậm chí cả bệnh trĩ.

Không vệ sinh đúng cách sau khi đi vệ sinh

Sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu rất khó làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên đường hậu môn.

Các dư lượng trong phân trở thành mảnh đất màu mỡ tạo ra bệnh trĩ. Vì vậy, cách làm sạch đúng là sử dụng nước. Nếu có điều kiện thì tốt nhất là tắm sau khi vệ sinh 10-15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh trĩ.

Không chú ý giữa làm việc và nghỉ ngơi

Những người thường xuyên làm việc quá sức, du lịch đường dài hoặc thức đêm mà không nghỉ ngơi dễ bị bệnh trĩ cấp tính tấn công.

Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày nên chú ý cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không chỉ phòng tránh bệnh trĩ mà còn giúp cơ thể có thời gian kịp phục hồi và đạt được trạng thái tốt nhất.

Triệu chứng nhận biết rõ rệt nhất của bệnh trĩ giai đoạn đầu chính là, khi đi đại tiện thấy máu dính vào phân hoặc giấy vệ sinh. Nếu như đại tiện thường xuyên bị phân lỏng, có tia máu, thậm chí máu có thể thành giọt thì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Người bệnh dễ dàng nhận ra dấu hiệu này qua quan sát bằng mắt thường. Nhưng nếu không ngăn chặn ngay bệnh sẽ khiến cho tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn.

Với người mới bị trĩ và người bị trĩ cấp độ 1, 2 và 3 thì được khuyến nghị nên dùng y học cổ truyền (Đông y hay thuốc Nam) để điều trị hiệu quả. Còn với những người bị trĩ cấp độ 4 hoặc bị biến chứng (tắc mạch trĩ...) thì nên áp dụng phương pháp kết hợp: phẫu thuật cắt trĩ sau đó dùng Đông y điều trị.

Nhóm nghiên cứu bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội cho biết: "Đa số thuốc dược liệu thì thường có tác dụng chậm, thời gian điều trị kéo dài. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những dược liệu có tác dụng khá nhanh, khá mạnh, có thể dùng điều trị cấp tính.

Nhiều bài thuốc lâu đời đã được chứng minh hiệu quả, nhưng nếu chúng ta vừa muốn thuốc có thể chữa bệnh, đồng thời giảm các triệu chứng bệnh như giảm phù nề, giảm viêm, cầm máu... thì thành phần thuốc phải được gia giảm. Và muốn chứng minh bài thuốc đó có tác dụng thì mình phải làm thực nghiệm, đưa ra các bằng chứng".

Tottri - thuốc thảo dược điều trị bệnh trĩ

Điều trị trĩ nội - trĩ ngoại hiệu quả, nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh tái phát

Tottri là thuốc điều trị bệnh trĩ phát triển từ bài thuốc dân gian đã được sử dụng rất hiệu quả cho nhiều bệnh nhân trĩ cấp tính.

Theo báo cáo nghiên cứu về thuốc Tottri của chuyên gia Đại học Dược Hà Nội kiểm chứng, Tottri có tác dụng, hiệu quả: Cầm máu tương đương Adrenoxyl; Tác dụng giảm đau gần tương đương Diclofenac; Giảm viêm, giảm phù nề (co búi trĩ) gần tương đương Prednisolon. Nhờ đó, người bị trĩ có thể giảm các triệu chứng khó chịu do trĩ cấp gây ra như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ chỉ trong 1-3 ngày. Hết liệu trình 10 ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thêm một đợt khoảng1 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát.

Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CAO TRAPHACO

Địa chỉ: Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Hotline: 1800 6612

Fanpage: https://www.facebook.com/Tottridieutrihieuquatricap/

Website: http://tottri.vn/

GPQC số: 0729/2018/XNQC/QLD

*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng


Ý kiến của bạn