Theo số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tỷ lệ người cao tuổi ở Nhật Bản (từ 65 tuổi trở lên) đạt mức kỷ lục, chiếm tới 29,1% dân số. Đây là tỷ lệ cao nhất thế giới.
Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm mạnh và lực lượng lao động bị thu hẹp, đặt gánh nặng lên quỹ lương hưu và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Dân số Nhật Bản liên tục giảm, với tỷ lệ sinh là 1,3, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ sinh 2,1 cần thiết để duy trì mức sinh thay thế. Tỷ lệ tử vong ở Nhật Bản đã vượt tỷ lệ sinh trong hơn một thập kỷ qua.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản vào năm 2023 là 85 tuổi.
Để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người cao tuổi và các bà nội trợ tái gia nhập lực lượng lao động trong thập kỷ qua.
Hiện nay, Nhật Bản có số lượng người cao tuổi kỷ lục là 9,12 triệu người. Nhật Bản chứng kiến số lượng người cao tuổi gia nhập lực lượng lao động tăng lên trong 19 năm liên tiếp.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nhật Bản, người lao động từ 65 tuổi trở lên hiện chiếm hơn 13% lực lượng lao động cả nước. Tỷ lệ người cao tuổi có việc làm ở Nhật Bản thuộc hàng cao nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Tuy nhiên, kể cả việc khuyến khích người cao tuổi gia nhập lực lượng lao động cũng không thể bù đắp những tác động kinh tế và xã hội của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học. Do đó, Nhật Bản đưa ra chính sách nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con, trợ cấp cho các gia đình có con.
Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:
Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?