CSGT phải khẩn trương xử lý tin báo vi phạm, phản ánh của người dân

11-09-2023 16:39 | Xã hội

SKĐS - Khi tiếp nhận thông tin do cá nhân, tổ chức cung cấp về vấn đề vi phạm giao thông, lực lượng CSGT có trách nhiệm khẩn trương xác minh, xử lý.

CSGT không bắt buộc phải ‘Chào ông, bà, anh chị…’  khi yêu cầu dừng, kiểm tra phương tiệnCSGT không bắt buộc phải ‘Chào ông, bà, anh chị…’ khi yêu cầu dừng, kiểm tra phương tiện

SKĐS - Theo Thông tư 32/2023/TT-BCA, lực lượng CSGT khi dừng xe để kiểm tra phương tiện vẫn phải chào bằng điều lệnh nhưng bỏ quy định bắt buộc phải chào bằng lời nói.

Khác với Thông tư số 65/2020/TT-BCA trước đây, Thông tư 32/2023/TT-BCA sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9 đã quy định cụ thể về cách thức xử lý vi phạm giao thông qua hình thức tin báo tố giác của người dân.

Theo đó, Điều 23 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định lực lượng CSGT các địa phương khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trực tiếp phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo đơn vị phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, phải khẩn trương triển khai lực lượng có mặt tại hiện trường và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Bộ Công an.

Lực lượng CSGT phải khẩn trương xử lý tin báo vi phạm, phản ảnh của người dân - Ảnh 2.

Lực lượng CSGT có trách nhiệm khẩn trương xác minh, xử lý tin báo vi phạm của người dân cung cấp.

Được biết, các đơn vị CSGT thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh) gồm phòng hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; phòng CSGT; đội CSGT - trật tự thuộc công an cấp huyện.

Đơn vị CSGT có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh).

Cán bộ CSGT khi tiếp nhận, thu thập được dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm yêu cầu quy định thì ghi chép vào sổ và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:

Trường hợp dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định.

Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng CSGT phải khẩn trương xử lý tin báo vi phạm, phản ảnh của người dân - Ảnh 3.

Sau quá trình xác minh thông tin phản ánh, lực lượng CSGT sẽ làm việc với người vi phạm để làm rõ vụ việc.

Việc xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông được thực hiện thông qua cơ quan đăng ký xe, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Căn cứ kết quả xác minh, thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện gửi thông báo đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an đã gửi thông báo để làm rõ vụ việc.

Trường hợp quá thời hạn 20 ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông không đến trụ sở cơ quan công an đã ra thông báo để giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền thụ lý vụ việc tiếp tục gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn. Công an xã, phường, thị trấn khi nhận được thông báo có trách nhiệm chuyển đến chủ phương tiện, đề nghị chủ phương tiện thực hiện theo thông báo và thông báo lại cho cơ quan Công an đã gửi thông báo.

Xem thêm video được quan tâm:

Dự Báo Thời Tiết 11/9: Bắc Bộ Trở Lại Những Ngày Mưa Rào Và Dông Kéo Dài


Thành Long
Ý kiến của bạn