COVID-19 sẽ còn là mối đe dọa về y tế công cộng, Bộ Y tế đề nghị tăng cường quản lý các nguồn lực chống dịch

01-10-2022 15:55 | Y tế

SKĐS - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành, y tế các Bộ/ngành và các cơ sở y tế trực thuộc Bộ, chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý rà soát nguồn lực đã huy động, nguồn lực được phân bố sử dụng cho công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó có cả nguồn do Bộ hỗ trợ.

Bộ Y tế đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách đặc thù phòng chống dịch COVID-19Bộ Y tế đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách đặc thù phòng chống dịch COVID-19

SKĐS - Bộ Y tế đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách đặc thù phòng chống dịch COVID-19; Kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc...

Bộ Y tế cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định dịch bệnh COVID-19 sẽ còn tiếp tục là mối đe dọa về y tế công cộng trong thời gian tới và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các Bộ/ngành và các cơ sở y tế trực thuộc Bộ về việc tăng cường công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng chống dịch COVID-19.

Rà soát các nguồn lực đã huy động, được phân bố sử dụng cho phòng, chống dịch COVID-19

Theo đó, về quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các Bộ/ngành và các cơ sở y tế trực thuộc Bộ, chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý rà soát các nguồn lực đã huy động, nguồn lực được phân bố sử dụng cho công tác phòng, chống dịch COVID 19, trong đó có nguồn do Bộ Y tế hỗ trợ.

Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục tiêu theo chức năng, nhiệm vụ được giao, không được để hàng hóa không sử dụng hoặc hết hạn sử dụng, chống mọi hành vi tiêu cực trong việc tiếp nhận, sử dụng hàng hỗ trợ, viện trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

COVID-19 sẽ còn là mối đe dọa về y tế công cộng, Bộ Y tế đề nghị tăng cường quản lý các nguồn lực chống dịch - Ảnh 2.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành, y tế các Bộ/ngành và các cơ sở y tế trực thuộc Bộ, chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý rà soát nguồn lực đã huy động, nguồn lực được phân bố sử dụng cho công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó có cả nguồn do Bộ hỗ trợ (Ảnh minh hoạ)

Thực hiện theo dõi việc tiếp nhận, xuất dùng theo đúng nguồn (nguồn mua sắm; được phân bố; nhận tài trợ, viện trợ...) làm cơ sở để thực hiện việc quyết toán và sử dụng nguồn lực đúng quy định.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực phòng chống dịch tại các cơ sở y tế để có kế hoạch điều chuyển cho phù hợp trên cơ sở cận đối nhu cầu của từng đơn vị trong tỉnh hình thực tế hiện nay, nhu cầu sử dụng để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và y tế dự phòng trong thời gian tới.

Đối với thuốc, vật tư, hàng hóa đã mua từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan báo cáo Chính phủ theo hướng ưu tiên điều chuyển giữa các cơ sở y tế trong phạm vi quản lý của địa phương, Bộ Ngành để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, sau đó cho phép điều chuyển sang nguồn thu dịch vụ khám bệnh chữa bệnh với đơn giá bằng giá mua vào được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm xuất sử dụng đối với từng loại thuốc, vật tư và hàng hoá; Số tiền thu được từ nguồn BHYT và người bệnh sẽ hoàn trả ngân sách theo quy định.

Đề nghị các đơn vị được phân bổ hàng hóa phòng chống dịch rà soát lại hồ sơ bản giao, tiếp nhận, điều chuyển, cho mượn các trang thiết bị y tế; thực hiện hạch toán, theo dõi, quản lý đối với các thiết bị, vật tư nhận phân bổ, tài trợ theo các quy định hiện hành.

Bộ Y tế lưu ý, trường hợp sử dụng thuốc, vật tư y tế, test xét nghiệm và các nguồn lực được hỗ trợ thì không được thu và thanh toán các chi phi từ nguồn lực hỗ trợ này với đối tượng thanh toán; không được sử dụng trang thiết bị và nguồn lực từ nguồn hỗ trợ phòng chống dịch để cung cấp dịch vụ theo yêu cầu.

Đối với các loại thuốc, vật tư, trang thiết bị, test xét nghiệm và các nguồn lực khác được Bộ Y tế hỗ trợ để phục vụ công tác phòng chống dịch cần lưu ý thực hiện tiếp nhận, quản lý, hạch toán, theo dõi và quyết toán số thiết bị, vật tư, hàng hóa được hỗ trợ theo đúng chế độ kế toán và pháp luật hiện hành.

Hướng dẫn đối với các trang thiết bị tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước mua cho công tác phòng chống dịch COVID-19, nguồn do một số đơn vị tài trợ

Bộ Y tế cho biết đã có văn bản thông tin đầu mối liên hệ để các đơn vị rà soát và chủ động liên hệ tiếp nhận các giấy tờ và tài liệu còn thiếu trong quá trình tiếp nhận.

Một số trang thiết bị, vật tư chưa có đơn giá: Tạm thời các đơn vị ghi nhận và thực hiện hạch toán, theo dõi theo chế độ kế toán hiện hành. Bộ Y tế sẽ tiếp tục làm việc với nhà tài trợ để cung cấp đơn giá, làm cơ sở để các đơn vị hạch toán theo quy định. Việc xác định giá trị tài trợ, viện trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 để theo dõi, hạch toán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn 8281/BTC-QLCS ngày 22/8/2022.

Trong trường hợp các loại thuốc, vật tư, hàng hóa đã tiếp nhận nhưng bị hết hạn sử dụng, bị hỏng không sử dụng được, các đơn vị thực hiện hủy, thanh lý theo quy định hiện hành.

Đối với nguồn lực hỗ trợ là trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 được áp dụng các quy định tại Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chủ động, khẩn trương xây dựng định mức sử dụng tài sản công, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ tiếp nhận, quản lý, có kế hoạch duy tu bảo dưỡng...

Thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với các tải sản đơn vị nhận của các tổ chức, đơn vị theo đúng quy định. Thực hiện quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế theo quy định tại các điều 63, điều 64, điều 65 Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực cho phòng, chống dịch COVID-19 và khám chữa bệnh cho người dân

COVID-19 sẽ còn là mối đe dọa về y tế công cộng, Bộ Y tế đề nghị tăng cường quản lý các nguồn lực chống dịch - Ảnh 3.

Đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực cho phòng, chống dịch COVID-19 và khám chữa bệnh cho người dân

Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục có phương án bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân theo các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh, trong trường hợp cần thiết khi Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu, các đơn vị, địa phương đã tiếp nhận trang thiết bị thực hiện việc điều chuyển trang thiết bị sang các đơn vị khác để sử dụng, đáp ứng yêu cầu công tác chống dịch.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các Sở/Ban/Ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch; kịp thời có hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc; báo cáo UBND tỉnh/thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh xin ý kiến chi đạo để giải quyết các khó khăn, vướng mắc (nếu có).

Trường hợp quá khả năng, báo cáo bằng văn bản về Bộ Y tế để kịp thời hướng dẫn, giải quyết. Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị lưu ý thực hiện.

Theo Bộ Y tế hiện nay, nguồn tài trợ, hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bộ Y tế còn một số các loại thuốc, vật tư, trang thiết bị, trong đó có thuốc. Remdersivir, Avigan, Casirivimab và Imdevimab;

Máy thở chức năng cao: một số mới, một số đã qua sử dụng; Máy thở Eliciae MV20;

Khẩu trang y tế, khẩu trang N95, bộ quần áo chống dịch các cấp độ.

Trường hợp các đơn vị, địa phương có nhu cầu về các loại thuốc, vật tư, trang thiết bị nêu trên đề nghị có văn bản gửi Bộ Y tế đề xuất nhu cầu để Bộ Y tế phân bổ cho các đơn vị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Sáng 1/10: Hơn 100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy, tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccineSáng 1/10: Hơn 100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy, tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine

SKĐS - Theo thống kê, hiện có hơn 100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy; mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine.

Thái Bình
Ý kiến của bạn