Vào ngày 27/8/1918, 2 thủy thủ tại một bến tàu ở Boston đã bị mắc bệnh cúm Tây Ban Nha. Họ là những người đầu tiên ở Mỹ nhiễm loại virus này. Rồi đến tháng 9, tại Boston thì cứ 9 phút lại có một người bỏ mạng. Bệnh cúm lây lan ra toàn bộ đất nước, đến mùa xuân năm 1919 nó đã giết 675.000 người Mỹ và hơn 50 triệu sinh mạng toàn cầu trong đại dịch.
Theo các tài liệu lưu trữ lịch sử của thành phố, tại Boston, các quan chức đã đóng cửa các trường học và cố gắng hạn chế các cuộc tụ tập đông người để chống lại sự lây lan của căn bệnh. Những nỗ lực của họ đã đạt được một số thành công, nhưng khi Thế chiến thứ Nhất kết thúc (vào ngày 11/11/1918), đám đông đã tụ tập để ăn mừng và Sở Y tế Boston đã báo cáo rằng các trường hợp cúm gia tăng ngay sau lễ kỷ niệm này.
Một thế kỷ sau, dù được trang bị kiến thức khoa học hơn nhiều và có nhiều thời gian để lên kế hoạch, chính phủ và các quan chức y tế phải đối mặt với một đại dịch mà lịch sử có thể ví như cúm Tây Ban Nha năm đó chính là COVID-19.
Các công nhân của Hội Chữ thập đỏ làm mặt nạ cho binh lính tại một trại ở Boston trong đại dịch cúm 1918-1919.
Những gì đã biết và chưa biết
Theo một báo cáo trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho thấy tỷ lệ tử vong là 7,2% trong số 22.512 trường hợp COVID-19 được biết đến ở Ý, với tỷ lệ 19,7% và còn cao hơn cho những người trên 70 tuổi. Một nghiên cứu trên tạp chí Science cũng cho thấy những người không biết họ mắc bệnh và ngay cả những người không có triệu chứng cũng đang làm lây lan bệnh. Những "ca siêu lây nhiễm", cũng có thể lây bệnh cho rất nhiều người chỉ trong một lần tiếp xúc tại bệnh viện hay một sự kiện khác.
Đối chiếu với những nỗi sợ từ đại dịch trong quá khứ, từ bệnh than tới cúm lợn và Ebola, phần lớn chúng lây lan chậm hoặc chưa bao giờ trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng tại Mỹ. Nhưng với sự bùng phát như hiện tại, chúng ta cần phải nghiêm túc giải quyết dịch bệnh nghiêm trọng này.
Khoa học là không đủ
Cũng như năm 1918, không có loại vắc-xin nào được sản xuất. Trong khi các thử nghiệm đầu tiên cho vắc-xin COVID-19 đã được tiến hành nhưng một vắc-xin hiệu quả có sẵn cho công chúng sẽ phải mất ít nhất 1 năm. Chúng ta phải trông chờ vào những biện pháp cá nhân (rửa tay, tuân thủ giãn cách xã hội...), hệ thống chăm sóc sức khỏe và quyết định của những tổ chức doanh nghiệp, lãnh đạo dân sự và chính trị gia.
Những loại thuốc chống virus được chứng minh hiệu quả với COVID-19 đến giờ vẫn chưa được tìm thấy bởi bất cứ một nghiên cứu nào. Trong tất cả những điều đã biết và chưa biết về đại dịch COVID-19, nếu bất cứ ai thắc mắc tại sao biên giới và doanh nghiệp bị đóng cửa, các sự kiện bị hủy bỏ và sự giãn cách xã hội trở thành một điều bình thường, thì hãy nhìn lại các bài học từ năm 1918.
Đợt bùng phát này so sánh như thế nào so với hồi 1918, cụ thể về tốc độ lây lan và những thách thức mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phải đối mặt?
Năm 1918, bác sĩ Milton Rosenau, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, đã điều trị cho nạn nhân cúm Tây Ban Nha đầu tiên tại Bệnh viện Hải quân Boston. Ông ấy đã làm tốt mọi thứ, nhưng virus đã lây lan trước khi ông có thể kìm lại nó. Thách thức lớn thứ hai - cũng như bây giờ - là những hạn chế về cơ sở hạ tầng y tế của chúng ta. Vào tuần thứ ba của đại dịch 1918, hầu như mọi bệnh viện ở Massachusetts đều đóng cửa với bệnh nhân. Giường đầy, hành lang đầy, phòng chờ cũng đầy những người. Những bác sĩ, vốn đã trong tình trạng hạn chế hỗ trợ bởi nước Mỹ đang ở giữa Thế chiến thứ Nhất, đang chết dần. Những y tá hay tài xế xe cứu thương cũng tương tự. Giống như sự gia tăng đột biến những trường hợp mắc bệnh mà chúng ta đang cố "làm phẳng" với những bước đang thực hiện ở Mỹ ngày nay. Nhưng chúng ta vẫn có thể bị choáng ngợp bởi tốc độ lây lan quá nhanh. Với gần 100.000 đơn vị chăm sóc đặc biệt hiện có ở Mỹ, người bệnh sẽ phải đối mặt với việc các bệnh viện từ chối bệnh nhân bị bệnh hoặc chăm sóc hạn chế.
Tuy nhiên bài học về bệnh cúm Tây Ban Nha chưa được áp dụng hiệu quả với COVID-19. Năm 1918, áp lực chính trị xuất phát từ mong muốn giữ hoạt động cho các nhà máy cung cấp tàu, súng và ủng cho nỗ lực chiến tranh, vì vậy, chính phủ đã đưa ra những tuyên bố nguy hiểm về cách thời tiết ngăn chặn virus, hoặc cách giữ gìn sức khỏe thì lần này, thời gian cũng đã bị lãng phí để hạ thấp mối đe dọa, với việc đánh giá thấp số lượng trường hợp được xác nhận nhiễm, một lần nữa chúng ta lại để mắt đến chính trị hơn là sức khỏe cộng đồng.